Bạn đã biết lắng nghe Bằng Trái Tim?

Xin mời bạn bớt chút thời gian đọc, để nghe/xem video và xem bài viết này để hiểu về cách lắng nghe bằng trái tim, tôi tin bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tháo gỡ những quả bom đang sắp nổ, những dồn nén, kìm nén, bế tắc, căng thẳng… trong những người thân yêu của bạn, hay trong chính bạn để từ đó giúp bạn và người thân của bạn có thể gỡ được những quả bom sắp nổ, những kìm nén, những bế tắc, những trầm cảm, lo sợ, bất an, những điều sâu thẳm mà họ chưa thể chia sẻ được với ai để từ đó giúp bạn và người thân yêu của bạn có hạnh phúc hơn.

Nếu bạn thấy bài viết này dài quá thì bạn có thể kéo xuống cuối bài viết để xem hoặc tải video về máy tiện nghe khi nào bạn rảnh hoặc link tại đây https://www.youtube.com/watch?v=hMFkfIWQRS8

Nhắc đến lắng nghe chắc ai cũng nghĩ lắng nghe thì có gì đâu mà không biết, hay cần phải học (tôi cũng đã từng nghĩ như vậy).

Thông thường chúng ta lắng nghe để hồi đáp, đáp trả, phản hồi, để phán xét, để phân tích đúng sai, tốt xấu, để tranh luận, để lên án, để giáo huấn, dạy đời, lên lớp con ta, anh em ta, đồng nghiệp ta, người thân của ta, bạn bè của ta.

Hoặc chúng ta chỉ giả vờ nghe cho có nhưng tâm, đầu óc chúng ta đang suy nghĩ về một chuyện khác, một việc khác hay giả vờ nghe nhưng chúng ta đang bận bấm điện thoại, tâm ta nó đang chạy lung tung mà không tập trung, không có mặt cho người nói (tôi cũng đã từng như vậy và đôi lúc hiện tại vẫn bị như vậy).

Hoặc chúng ta nghe người A kể chuyện rằng họ mâu thuẫn với người B về việc này, việc kia và chúng ta đứng về phe người A để chống lại người B, chúng ta bực, giận thay người A.

Đã bao giờ bạn nghe vợ/chồng hay anh em bạn bè, đồng nghiệp của mình nói rằng:

“nói chuyện với anh/chị/bà/ông đó như nói chuyện bức tường”

 Hay như “ba/mẹ không hiểu con”,

“nói chuyện với anh/em như không nói”.

“anh/em không hiểu tôi”.

“Nói với người đó như không nói, người đó không bao giờ lắng nghe tôi”.

“con nói cho anh/em con hiểu để ba mẹ đỡ khổ vì ba/mẹ nói nó không nghe, nó nổi nóng…”

“ba/mẹ tôi không nghe tôi, không hiểu tôi”.

“tôi với ba/mẹ tôi mỗi lần nói chuyện là cãi nhau, nói chỉ được 1-2 câu”.

Có thể bạn đã nghe đâu đó từ người thân, anh em, đồng nghiệp, con cái những câu trên và nhiều câu khác rồi đúng không?

Trong chúng ta kể cả bạn và tôi hay tất cả mọi người ai cũng có những khổ đau, những kìm nén, những bế tắc, những áp lực, những quả bom sắp nổ,…chúng ta cần một người bạn, một người có khả năng lắng nghe bằng trái tim để có thể hiểu ta, giúp ta giải tỏa phần nào dồn nén, tháo gỡ quả bơm sắp nổ, chúng ta cần một người bạn để ta có thể tâm sự, chia sẻ những điều mà ta không thể chia sẻ được với ai từ trước đến nay. Nhiều người họ đã tự tử, trầm cảm vì không thể tìm được ai đó có thể chia sẻ, có thể lắng nghe, nhiều đứa trẻ đã trầm cảm, tự tử vì áp lực, vì nhiều bế tắc, kìm nén, dồn nén mà không thể chia sẻ được với cha mẹ vì cha mẹ không có khả năng lắng nghe nên không thể hiểu con. Cha mẹ đó có thể là chính chúng ta, là tôi và bạn, đôi khi chúng ta nghĩ mình đã hiểu con nhưng thật ra chúng ta chưa hiểu con mình.

Khi không biết lắng nghe bằng trái tim thì cơ thể bạn và tôi đều sẽ bị bệnh, truyền thông và kết nối giữa bạn và người thân, đồng nghiệp, mọi người sẽ bị bế tắc, bạn sẽ gây đau khổ cho bạn và những người thân yêu của bạn.

Như bạn thấy trong các gia đình ngày nay khả năng lắng nghe của vợ với chồng, cha/mẹ với con cái, anh/chị với em,….là rất kém, chúng ta không thể lắng nghe nhau, điển hình bạn thấy thời gian gia đình sum họp mà có thể nói chuyện vui vẻ, hòa đồng là chuyện hiếm hoi, con cái, bạn, và bạn đời của bạn cùng nhìn về tivi, cùng nhìn vào điện thoại, cùng nhìn vào chén rượu, nếu không có chén rượu là không thể nói chuyện được với nhau vì chúng ta không thể lắng nghe nhau.

Lắng nghe bằng trái tim là chúng ta lắng nghe mà không phán xét, không phân tích đúng sai, không lên án, không chỉ trích, không dạy đời, lên lớp, không chứng tỏ mình là người hiểu biết, không thể hiện mình, không phê bình, bình phẩm, không giả vờ lắng nghe mà dùng trái tim lắng nghe để giúp mình hoặc người kia bớt khổ, tự giúp mình và giúp người kia tháo gỡ quả bom sắp nổ, tháo gỡ những kìm nén, dồn nén, bế tắc, áp lực, cảm xúc mạnh, giọt nước tràn li… để có bình an hơn, hạnh phúc hơn.

Con người chúng ta ngày càng hiểu nhau ít hơn, không biết cách lắng nghe nhau và chính vì hiểu nhau ít hơn, thậm chí không hiểu gì về chính mình cũng như những người thân yêu của mình nên chúng ta vẫn là những hòn đảo cô đơn. Chúng ta mất kết nối, truyền thông với ba mẹ mình, anh em mình, với mọi người, chúng ta càng cô đơn hơn, chúng ta hướng vào màn hình điện thoại, hướng vào tivi, truyền hình nhiều hơn, mặc dù chúng ta có tận 2 đến 3 cái điện thoại, máy tính bảng, các thiết bị có thể liên lạc, chưa bao giờ con người có nhiều phương tiện để liên lạc kết nối như ngày nay nhưng nhiều gia đình cha con, mẹ con, anh em, chị em vẫn không thể trò chuyện được với nhau, không thể nói chuyện truyền thông được với nhau, vì chúng ta không hiểu nhau, chúng ta không biết lắng nghe nhau, chúng ta mất kết nối, chúng ta trang bị cho mình một vỏ bọc rất dày, rất khó chịu, chúng ta không giám là chính mình, chúng ta càng cô đơn hơn. Không thể lắng nghe nhau, không thể hiểu nhau, nên chúng ta thương sai cách và chúng ta gây đau khổ cho nhau hơn là mang lại bình an cho nhau. Chúng ta trốn tránh nhau trong những cuộc nói chuyện, chúng ta phải lạm dụng chén rượu, chén bia để có thể trò chuyện được với nhau, nên trong nhiều gia đình bữa ăn nào cũng phải có chén rượu, cốc bia thì mới có thể trò chuyện, mới có thể cởi bỏ lớp bỏ vọc, mới có thể kết nối, hiểu và thương nhau hơn, tự tin giao tiếp với nhau hơn.

Trong bài viết này tôi xin phép chia sẻ 3 cái lắng nghe mà chúng ta cần lắng nghe bằng trái tim:

  1. Lắng nghe chính mình

Lắng nghe chính mình này tôi cũng đã làm bài viết và cũng đã viết bài rồi bạn có thể xem lại bài viết lắng nghe chính mình trên kênh youtube của tôi và có thể đọc bài viết lắng nghe chính mình trên webiste của tôi, thông tin tôi sẽ để ở phần mô tả của bài viết này. Và trong bài viết này tôi vẫn xin phép chia sẻ lại lắng nghe chính mình nhưng ở cấp độ sâu hơn, dễ hiểu hơn.

Vì không có thời gian lắng nghe chính mình nên chúng ta rất khổ, bế tắc, và cơ thể chúng ta bị bệnh nặng. Bệnh cả tâm và thân.

Trong lắng nghe chính mình có 2 cái chúng ta cần lắng nghe đó là lăng nghe thân (tức là lắng nghe cơ thể mình) cái thứ 2 là lắng nghe tâm mình.

Chúng ta phải thật chậm lại để lắng nghe cơ thể mình, lắng nghe lá gan, trái tim, thận, bao tử, đôi mắt, cổ họng, đôi tai, mũi, …v.v. Có thể lá gan đang cầu cứu bạn vì bạn đã uống bia rượu quá nhiều, cổ họng đang cầu cứu bạn vì bạn đã uống nhiều nước đá, trái thận của bạn đang cầu cứu bạn vì bạn nhịn tiểu quá nhiều, uống nhiều bia rượu, lá phổi đang cầu cứu bạn vì bạn đã hút quá nhiều thuốc lá, bộ não của bạn đang cầu cứu bạn vì bạn đã lạm dụng quá nhiều chất kích thích như ma túy để phá hủy nó.

Cơ thể của chúng ta đang cầu cứu bạn và tôi vì chúng ta có thể quá ít vận động, thể dục, chúng ta ngồi quá nhiều, chúng ta ăn quá nhiều, chúng ta ăn quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, cơ thể cầu cứu vì chúng ta ngủ quá ít, căng thẳng quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều, lo sợ quá nhiều nên các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đang phải gánh chịu quá tải, quá sức của nó dẫn đến nó bệnh.

Khi bạn chậm lại để lắng nghe thân thể thì bạn sẽ hiểu được đúng về thân thể mình, khi hiểu được về thân thể mình thì bạn mới yêu nó, thương nó đúng cách, mà không gây hại cho nó.

Ví dụ trái thận bạn cầu cứu, nó đang bệnh, nó đang ốm, nó làm cho bạn đau, mệt mỏi thì bạn sẽ thương trái thận bạn và bạn sẽ không nhịn tiểu, bạn sẽ hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác để rồi làm cho trái thận phải làm việc quả tải để lọc,…

Hay lá phổi bạn đang cầu cứu vì bạn hút thuốc quá nhiều, nó đang đen dần, bệnh nặng, thì bạn có thể thương và bảo vệ nó bằng cách hút ít thuốc hoặc bỏ thuốc lá, thuốc lào hay bạn hay để cơ thể nhiệm lạnh làm tổn thương phổi thì mỗi khi ra ngoài, đi đường chạy xe máy bạn sẽ mặc ấm hơn, giữ kín phần cổ. Bạn sẽ biết mang khẩu trang, dụng cụ, thiết bị chống bụi để bạn không hít phải khói bụi ô nhiễm, hay bạn uống ít bia rượu lại.

Cơ thể chúng ta nó đang cầu cứu vì chúng ta quá ít vận động thì chúng ta sẽ bảo vệ nó, thương nó bằng cách tập gym, đi bộ, chạy bộ, cầu lông, đá bóng, hay là tìm một môn thể thao nào đó,…

Hoặc bao tử chúng ta đang cầu cứu vì chúng ta ăn uống quá thất thường, nhịn ăn, bỏ bữa quá nhiều, chúng ta làm việc quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều dẫn đến quá căng thẳng dẫn đến chúng ta bị trào ngược dạ dày, bao tử bị tổn thương….khi thật sự chậm lại lắng nghe nó thì chúng ta sẽ thương nó, bảo vệ nó bằng cách thay đổi lối sống, chúng ta ăn đúng giờ hơn, ăn đúng bữa hơn, chúng ta ăn uống lành mạnh hơn, chúng ta vận động, làm mới mình mới ngày, chúng ta hạn chế café, rượu bia,…để tích cực hơn, ăn ngon ngủ ngon hơn.

Cho nên chỉ khi chúng ta chậm lại để lắng nghe cơ thể mình thì mình mới thật sự thương nó đúng cách, còn khi không lắng nghe không hiểu nó thì càng thương nó thì chúng ta càng thương sai cách thì càng hại nó và nó sẽ càng bệnh, hoặc chúng ta không lắng nghe nó nên chúng ta không hiểu nó thì mình càng bỏ bê nó thì nó càng bệnh, chúng ta bỏ bê nó nên chúng ta uống rất nhiều rượu bia, chất kích thích café, thuốc lá, ma túy,…chúng ta phá hủy nó mỗi ngày, chúng ta ăn uống thất thường, làm quá sức, thức đêm, ngủ quá ít….chúng ta đưa vào cơ thể rất nhiều độc tố.

Cơ thể chúng ta như một cỗ máy, xe cộ nó cần được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, kiểm tra thường xuyên, nó cần được nghỉ ngơi, làm mới, bảo vệ, chăm sóc,…chúng ta đừng bắt nó làm việc quá tải quá nhiều, chúng ta đừng bắt nó tiếp nhận, phá hủy nó bằng rượu bia, chất kích thích quá nhiều, hay dùng ma túy để phá hủy, hủy hoại nó, thì đến 1 lúc nó như một cỗ máy hỏng không thể vận hành, hoạt động tiếp được nữa.

Đôi khi vì chúng ta không chậm lại hoặc không biết cách lắng nghe cơ thể mình nên mình để cho mình căng thẳng quá nhiều, lo lắng quá nhiều, bất an quá nhiều nên không chỉ bao tử mà mọi cơ quan như tim mạch, thận, phổi, gan,…đã bị tổn thương, cần được thư giãn, cần được nghỉ ngơi, cần được có thời gian để chúng làm mới, hồi phục, chữa lành. Hay là những ung thư cũng vậy, do chúng ta đã phá hủy nó, không lắng nghe nó, chúng ta đưa vào cơ thể rất nhiều độc tố, nhiều chất độc, nhiều căng thẳng, lo lắng để rồi nó bệnh nặng không thể cứu chữa.

Chỉ khi bạn và tôi hiểu được thân (cơ thể) của mình để cơ thể mình được chữa lành, những cơ quan trong cơ thể đang bị tổn thương, đang bị bệnh được chúng ta để ý và quay về chăm sóc nó, chữa lành cho nó bằng cách chúng ta cân chỉnh chế độ ăn uống, thư giãn, cân bằng công việc, nghỉ ngơi, vận động, hạn chế rượu bia, chất kích thích ma túy,…để nó được nghỉ ngơi, được hồi phục, được chăm sóc. Thì cơ thể mình mới không bị bệnh, tức thân mình không bị bệnh.

Và cái lắng nghe thứ 2 trong lắng nghe chính mình đó là lắng nghe tâm của mình.

Vì không biết lắng nghe tâm mình nên chúng ta đang bị trầm cảm, tuyệt vọng, lo sợ, lo âu, bất mãn, bế tắc, chúng ta chạy trốn bằng rượu bia, ma túy, chúng ta tự hủy hoại mình.

Chúng ta có một em bé trong chúng ta đang bị tổn thương có thể quá khứ khi còn nhỏ chúng ta bị bạo hành, hay tuổi thơ chúng ta thiếu thốn tình cảm, mất người thân chúng ta bị sốc, bị mất cân bằng, hay chúng ta chứng kiến bạo hành bạo lực trong gia đình, hay chúng ta bị xâm hại tình dục khi còn bé hoặc trong quá khứ nên chúng ta mang những tổn thương đó, mặc cảm đó, đau khổ đó, đứa bé tổn thương đó và chúng ta dày vò mình, chúng ta ghét bỏ mình, chúng ta đấu đá, dằng xé trong nội tâm để rồi chúng ta tự hành hạ thân thể, hủy hoại thân thể, hay lạm dụng chấy kích thích, ma túy để chạy trốn để cảm thấy an toàn, hay những cảm xúc mạnh trong ta đang cầu cứu, đang cần ta lắng nghe nó, chăm sóc nó thì ta lại đi phán xét cảm xúc mạnh, những cảm xúc tiêu cực trong ta, làm nội tâm ta đấu đá, ta ghét bỏ mình, ghét bỏ những cảm xúc tiêu cực, những lỗi lầm trong quá khứ, ta tự làm khổ mình.

Cho nên chúng ta cần dùng trái tim để quán chiếu, để nhìn sâu, lắng nghe sâu những cơ quan, nội tạng trong ta, cơ thể ta. Lắng nghe cả những khổ đau, những bế tắc, những căng thẳng trong ta để làm dịu nó, chăm sóc nó. Chúng ta thật chậm lại để quán chiếu, nhìn sâu vào những tổn thương, vào em bé tổn thương trong ta để chăm sóc nó, ôm ấp nó như người mẹ khi thấy con khóc thì người mẹ không cần biết con khóc vì lý do gì và việc đầu tiên là người mẹ bế em bé vào lòng, ôm ấp, vuốt ve con của mình, bằng tình thương, sự ấm ấp làm cho đứa con ngừng khóc, sau đó người mẹ mới kiểm tra vì sao con khóc, nếu bỉm chặt quá thì gỡ bỉm thì chúng ta cũng chậm lại để ôm ấp những khổ đau, những tổn thương, những tiêu cực, đứa bé tổn thương trong chúng ta và chúng ta đừng chạy trốn, bỏ bê nó và đừng vội phán xét, lên án, ghét bỏ nó, chúng ta ôm ấp nó như người mẹ ôm ấp khi con của mình khóc thì chúng ta sẽ được chữa lành.

Và cũng như lắng nghe những căng thẳng, những bế tắc, những đấu tranh trong bạn để đơn giản hóa nó, để dành thời gian thư giãn, ngừng phán xét, đánh giá chính mình, ngừng ghét bỏ mình, giống như việc bạn đã có con thì dù con bạn như thế nào bạn cũng yêu con bạn, bạn không phán xét, lên án, chỉ trích, ghét bỏ con mình, khi con tập đi, nói chậm, vấp ngã bạn cũng yêu nó, không phán xét con bạn, không ghét bỏ con của bạn, luôn tha thứ, bao dung cho nó, không so sánh nó, khi bạn phán xét, đánh giá, lên án, ghét bỏ, chối bỏ con bạn thì con bạn sẽ khổ đau, đau buồn, tủi thân, tương tự cũng vậy chúng ta cũng chậm lại để lắng nghe những tâm tư, những cảm xúc, những đấu đá nội tâm trong bạn để quay về chăm sóc nó, ôm ấp nó, ngừng phép xét, đánh giá, lên án nó, mỉm cười với nó, ngừng so sánh mình với ai đó…vì khi mình còn đánh giá mình,ghét bỏ các cảm xúc mạnh, tiêu cực của mình, phán xét chính mình, chạy trốn chính mình thì bạn còn đau khổ, còn bế tắc, tức tâm còn bệnh thì bạn không thể có hạnh phúc và tâm bệnh thì thân sẽ bệnh. Cũng như thân bệnh thì tâm sẽ bệnh. Và khi bạn bắt mình phải hoàn hảo, so sánh bạn với ai đó, ghét bỏ, căm thù chính bản thân bạn thì bạn sẽ đau khổ, sẽ tiêu cực, sẽ có xu hướng làm khổ chính mình, dằn vặt, tuyệt vọng, chán ghét, và có xu hướng chạy trốn chính mình bằng rượu bia, ma túy…

Nên chúng ta hãy học cách đón nhận, tha thứ bao dung cho chính mình, dù chúng ta đã có những lỗi lầm, những sai lầm trong quá khứ, hay chúng ta chưa hoàn hảo, chưa được như kỳ vọng quá cao do chính mình tự đặt ra hoặc do người thân kỳ vọng vì những sai lầm đó, những quá khứ đó nó sẽ là nền móng để bạn trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn, bình an hơn, cho nên chúng ta hãy học cách cảm ơn những khó khăn đó, những sai lầm đó vì nó cho chúng ta bài học, giúp chúng ta tốt hơn phiên bản cũ, và cảm ơn cả chính mình vì nó đã làm hết mình rồi, nó đã cố gắng thoát ra khỏi vùng an toàn, vùng thoải mãi rồi.

Hay là chúng ta chậm lại và lắng nghe tâm mình nhiều hơn thì có thể tâm của chúng ta sẽ báo cho chúng ta biết, và có thể nó đang cầu cứu vì chúng ta đã xem, đọc, nghe những độc tố trên internet, trên tivi, trên điện thoại, hoặc thông qua trò chuyện chúng ta đã đưa vào tâm rất nhiều độc tố, rất nhiều ô nhiễm, rác rến, nhiều bạo động, nhiều virus, nhiều thèm khát làm cho tâm mình nó bị trầm cảm, bị ô nhiễm, bất an, lo lắng, căng thẳng, tuyệt vọng,…

Khi bạn yêu được chính mình, tha thứ bao dung cho chính mình thì bạn mới yêu, tha thứ, bao dung cho người khác được, khi bạn còn đánh giá, phán xét, lên án, ghét bỏ chính mình thì bạn sẽ phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, và có xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực của người khác thì vì nhìn vào mặt tích cực của họ.

Khi đã biết cách lắng nghe chính mình, hiểu chính mình tức hiểu cả về thân và tâm của mình thì bạn mới biết cách yêu chính mình đúng cách, chúng ta sẽ thay đổi lối sống, ăn uống, vận động, làm việc để cơ thể khỏe mạnh hơn, chúng ta trân trọng chính mình dù nó không hoàn hảo, không hoàn mỹ, chúng ta sẽ yêu nó vô điều kiện thay vì có điều kiện phải làm được cái này, phải làm được cái kia để rồi mình phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, chạy trốn, ghét bỏ chính mình. Và chúng ta biết nên đưa gì vào cho thân và tâm để nó khỏe mạnh, chúng ta biết nên xem gì, đọc gì nghe gì, nhìn gì khi chúng ta lên internet, khi chúng ta xem truyền hình, tivi, điện thoại để đưa vào tâm những gì tươi mát, thiện lành, bình an và mình sẽ chấp nhập chính mình như nó đang là, tức là nó như thế nào chúng ta vẫn lắng nghe nó, tôn trọng nó, chấp nhận nó, thương yêu nó, bảo vệ nó như cách chúng ta yêu con cái, bố mẹ của mình dù họ không hoàn hảo, dù họ như thế nào.

Chúng ta có thể đọc thêm sách, học thêm những điều mới để nuôi dưỡng tâm, phát triển bản thân, phát triển trí tuệ, tập luyện thể dục để chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.

Bạn càng lắng nghe thân và tâm mình tốt bao nhiêu thì bạn càng thương yêu nó bấy nhiêu, và biết cách bảo vệ chăm sóc nó tốt bấy nhiêu. Như việc một người mẹ chăm con, nuôi con họ phải rất hiểu con, họ hiểu từng tí một, cái nào tốt, cái nào không tốt cho con, đặc biệt là khi con của họ còn bé.

Chúng ta hãy học cách của người mẹ đó và áp dụng để lắng nghe thân và tâm mình, chính mình để hiểu nó hơn.

Chỉ khi bạn lắng nghe được chính mình như tôi vừa chia sẻ trên thì bạn mới có khả năng lắng nghe người khác.

  1. Lắng nghe người khác bằng trái tim để giúp họ:

Khi chúng ta biết lắng nghe được niềm đau nỗi khổ của chính mình, của cơ thể mình thì mình mới lắng nghe được người khác.

Như ở trên tôi đã nói chúng ta lắng nghe bằng trái tim, chúng ta dùng trái tim từ bi, chúng ta dùng trái tim không thành kiến, không phán xét để lắng nghe để giúp người khác bớt khổ, giúp họ tháo gỡ quả bom sắp nổ, lắng nghe những bế tắc, kìm nén, dồn nén, giọt nước đang làm tràn ly, những tiêu cực trong người thân hay trong mọi người.

Đã bao giờ bạn kể cho ai đó, một người duy nhất nghe câu chuyện mà bạn không thể nói được với ai khác không? Có bao giờ bạn tìm được một người có thể lắng nghe những tâm tư, những điều thầm kín, những bế tắc, những xáo trộn trong tâm, những kìm nén để rồi bạn khóc như mưa, sau đó bạn thấy nhẹ người, thấy hạnh phúc hơn không? Tôi tin là có rồi đúng không bạn? Thì đấy là bạn đã tìm được người bạn thật sự, một người bạn có khả năng lắng nghe bằng trái tim.

Khi kể cho người đó nghe những bế tắc, những điều sâu thẳm, những cảm xúc rất tiêu cực, những dồn nén nhưng bạn không sợ hãi, bạn được là chính mình, bạn nói ra tất cả nhưng cũng rất an tâm vì mình tin tưởng người đó, và người đó thật sự có khả năng lắng nghe bằng trái tim.

Để tôi lấy cho bạn một số ví dụ mà tôi đã lắng nghe bằng trái tim để giúp ba mẹ anh em, khách hàng, mọi người.

Ví dụ rất nhiều lần mẹ tôi gọi cho tôi để tâm sự những dồn nén, những kìm nén, bế tắc, cảm xúc mạnh, những quả bom sắp nổ… có những cuộc điện thoại cứ 20 phút tắt 1 lần vì tôi đăng ký, cứ lặp lại như vậy trong cả tiếng đồng hồ hoặc hơn mà tôi chỉ nói một vài từ “dạ” “ho một vài tiếng” để mẹ biết tôi còn lắng nghe, tôi chỉ lắng nghe với mục đích là giúp mẹ giải tỏa những cảm xúc mạnh, để cho mẹ được nói nặng lời, được khóc khi nói về một người nào đó mà mẹ nghĩ họ đã làm mẹ buồn, bực, mẹ được là chính mẹ…. chứ tôi không lắng nghe để phân tích đúng sai, cũng không nói mẹ cái này đúng, cái này sai, cũng không lên án, phán xét mẹ dù mẹ nói nặng, hay mẹ nói bất cứ điều gì, hành xử như thế nào với ai đó khi mẹ tôi kể câu chuyện về một người nào đó mà mẹ nghĩ là họ đã làm cho mẹ bực, làm cho mẹ khổ, tôi cũng không đánh giá, phân tích, phán xét mẹ…cứ như vậy sau cuộc nói chuyện mẹ dần bình ổn và giải tỏa được cảm xúc mạnh, những dồn nén, những bế tắc, những quả bom sắp nổ được tháo gỡ. và cứ lặp đi lặp lại thỉnh thoảng tôi cứ gọi về định kỳ để hỏi thăm, để khơi gợi cho mẹ nói ra hết những dồn nén, bế tắc, căng thẳng, cảm xúc tiêu cực….

Còn sau khi mẹ tôi đã được giải tỏa, được tháo gỡ, bớt khổ rồi hôm sau mẹ vui vẻ lại, bình tĩnh lại, lý trí được rồi thì nếu tôi thấy hôm đó mẹ nói về bố, về anh em, về ai đó mà mẹ nghĩ họ làm cho mẹ khổ, mẹ buồn, bực….nếu tôi thấy mẹ sai gì đó, hoặc hiểu lầm gì đó thì tôi mới gọi lại phân tích cho mẹ nhưng chỉ với mong muốn mẹ hiểu người đó, dùng ngôn từ hòa ái, thương yêu, nhẹ nhàng để phân tích cho mẹ, chứ không phải để dạy đời, hay phê phán, chỉ trích mẹ.

Thì tôi cũng áp dụng với tất cả mọi người như vậy. Hay khi tôi lắng nghe em trai tôi cũng vậy, tôi rất thương em trai nên tôi cũng nghe bằng trái tim, không phán xét, không lên án em trai, không đánh giá, không chỉ trích, chỉ nghe để em được giải tỏa, được tháo gỡ kìm nén, dồn nén,…những bế tắc. Và tôi biết tôi cũng có thể học hỏi được nhiều từ em trai tôi khi tôi lắng nghe nhiều, lắng nghe ở đây không có nghĩa là chúng ta gọi điện, nói chuyện trực tiếp mà chúng ta có thể nhắn tin, vì có nhiều chuyện mọi người thích nhắn tin sẽ dễ chia sẻ hơn, dễ bộc bạch hơn, thổ lộ dễ hơn.

Và tôi cũng áp dụng như vậy với anh trai tôi, và tất cả mọi người.

Hay là tôi cũng đã lắng nghe câu chuyện của một chị từ nhỏ bị người cha bạo hành rất nhiều, đánh đập rất nhiều, người cha nghiện rượu và mỗi lần say rượu về là đánh đập vợ con, rồi người cha của chị này thì xem chị như một công cụ để xả stress, xả những bực tức, những kìm nén, không xem chị như một người con, không tôn trọng chị và chị bị ám ảnh, rất hận cha, rất nhiều lần muốn tự tử, muốn từ mặt người cha…và tôi cũng đã lắng nghe chị bằng trái tím không thành kiến, không phán xét, không lên án, không phân tích đúng sai….. và sau đó tôi đã giúp chị chữa lành những tôi tổn thương và hàn gắn được với người cha.

Có rất nhiều câu chuyện của rất nhiều khách hàng, rất nhiều gia đình mà tôi đã giúp họ tháo gỡ, gỡ bom cho họ, giúp họ gỡ bom cho người chồng, hay người vợ, hay con cái của họ, giúp họ truyền thông, kết nối, hàn gắn. Trong những bài viết sau tôi sẽ chia sẻ những câu chuyện thực tế tôi đã tư vấn.

Từ hôm nay bạn thử áp dụng đối với chính bạn, và áp dụng cho những người thân.

Bạn hãy dành một khoảng thời gian định kỳ nào đó để nói chuyện với ba mẹ, anh em, hay con cái, hay người bạn đời của bạn và bạn thử thực hành lắng nghe bằng trái tim để hiểu con bạn, vợ, chồng, cha mẹ, anh em của bạn, hay một ai đó mà bạn yêu thương, bạn thực tập từ những người bạn yêu nhất. Tin tôi đi những người thân yêu của bạn có thể đang rất khổ, đang rất bế tắc, đang có quả bom sắp nổ, những kìm nén, dồn nén, đang sắp trầm cảm, đang bế tắc, đang rất cần một người có thể lắng nghe bằng trái tim để gỡ nó, tháo gỡ nó, giải tỏa nó. Hay chính trong bạn cũng có những bế tắc đó, quả bom nó bạn hãy học cách trên để quay về với chính mình.

  1. Lắng nghe người khác nói về mình để giúp mình và giúp họ:

Có bao giờ bạn nghe câu: “em có thể gọi điện nói cho người đó giúp anh được không? Vì anh không giám nói với họ, anh sợ họ nổi nóng, giận, sợ họ hiểu sai?”

Tức là một người không có khả năng lắng nghe khi ai đó nói điều không tốt hoặc hiểu lầm về chính mình. Có bao giờ trong gia đình bạn có một người rất nóng tính, hoặc dễ bị tổn thương nên mọi người không giám nói chuyện sợ nói sai, sợ hiểu nhầm, sợ bị tấn công, sợ đi gây chuyện,… những người này cũng cần học cách lắng nghe theo 2 cái trên để chúng ta bình tĩnh, bình tâm, dùng trái tim để lắng nghe mọi người nói về mình để mọi người có thể kết nối với mình, truyền thông với mình, con người ai cũng có nhu cầu kết nối, thương yêu, hiểu và được hiểu nên khi bạn hay tôi không có khả năng để lắng nghe ai đó góp ý, nói ý kiến của họ về mình thì mình đang cắt đứt sợi dây gắn kết, kết nối, truyền thông. Mình làm cho nó bị tắc nghẽn nên dẫn đến bị bế tắc mà mình khổ và những người thân của mình cũng khổ.

Hệ lụy rất lớn khi chúng ta không có khả năng lắng nghe ai đó nói về chính mình.

Ví dụ: khi mình nói một câu gì đó dù không cố ý có thể do lúc đó mình mệt quá, căng thẳng quá, hoặc mình hiểu sai về người đó nên mình đã nói rất nặng với người đó. Sau đó người đó vì câu nói đó mà mất ăn mất ngủ, rất buồn, rất giận, rất bực, kìm nén mà không giám nói với ta, không giám hỏi ta vì sau ta đã nói họ như vậy, chửi họ như vậy, xúc phạm với họ như vậy thì đấy ta vô tình làm cho người thân của mình khổ, và dễ bị bệnh cũng như họ tạo khoảng cách với ta, khi gặp ta họ thu mình lại, có ác cảm với ta, ta mất đi sự kết nối, sự truyền thông.

Hay khi người thân, bạn bè muốn góp ý cho ta nhưng vì ta không có khả năng lắng nghe nên họ sợ ta giận, ta nổi nóng…. Và vô vàn hệ lụy khác.

Hi vọng bạn học được bài học nào đó qua bài viết này để bạn tự giúp mình và giúp người thương của bạn.

Hôm nay tôi xin phép chia sẻ với bạn về bài học vô thường

Thông qua câu chuyện của tôi mong muốn gửi đến bạn một bài học ý nghĩa

Trước đó ngày 23/2/2022 tôi gọi video call qua messenger gặp bố và mẹ thì mẹ có đưa máy gặp bà tôi, tôi nhìn mặt bà tiều tụy, hốc hác sau cuộc trò chuyện kết thúc tôi gác máy và đặt vé sáng sớm ngày 24/2/2022 bay về gặp bà đến ngày 4/3 tôi bay vào lại sài gòn.

Một buổi tối ngày 6/6/2022 đúng 18h30′ bố tôi gọi điện, lúc đó tôi đang ngồi chơi với một số anh em ở phòng gym, thấy cuộc gọi của bố như bao ngày khác tôi tắt máy gọi lại cho bố:

Tôi: Bố gọi con a, có chuyện gì không bố?

Bố: con xem sắp xếp về được không chắc bà không qua khỏi?

Tôi: im lặng một hồi khá lâu (vì quá bất ngờ, sốc). Sau một hồi im lặng tôi nghẹn ngào nói bố “mai con đặt vé con về”.

Bố: để bố xem tình hình rồi bố báo sớm.

Tôi: Dạ (nhưng trong lòng vẫn nghĩ và quyết định tối đó đặt vé để sáng ngày mai về chuyến bay sớm nhất có thể với mong muốn về chăm, trực, gặp bà ít ngày có thể).

Sau đó tôi gọi cho mẹ bảo mai con về và gọi cho anh trai cả (anh trai đầu) bảo anh gắng sắp xếp về rồi tôi vội gác máy để đặt vé.

20h37′ (6/6/2022) tôi đặt vé thành công cho chuyến bay 5h45′ sáng ngày mai (7/6/2022).

Bay về thăm, gặp bà, tôi trực 2 đêm trắng không ngủ để ở bên bà, đêm thứ nhất tôi trực bên bà là 7/6 một đêm trắng bà tôi ngủ nhắm mắt được 2-3 phút bà lại tỉnh dậy mở mắt cùng hơi thở kéo mạnh vì cơ thể quá yếu đi nhiều sau vài năm nằm ăn uống…tại chỗ không thể đi lại, 8/6 đêm thứ 2 tôi trực thì đêm đó bà không ngủ bà tôi thức trắng đêm, 2 đêm trực bên cạnh bà tôi không giám ngủ để bà nhìn và tôi cầm tay bà để bà đỡ tủi, bà thấy an tâm hơn, an ủi hơn….và mong muốn nếu bà đi cũng thanh thản hơn, bớt cô đơn, nhẹ nhàng hơn (mặc dù nhiều lần gật lên gật xuống vì không thể chống lại cơn buồn ngủ của cơ thể).

Tôi thầm nghĩ trong lòng cảm ơn bà, biết ơn bà, nghĩ những kỷ niệm, những sự hi sinh, thương yêu con cháu hết mình của bà, nước mắt tuôn chảy và thầm mong bà có thể sớm ra đi thanh thản vì không muốn bà phải chịu đựng, đau đớn thêm về thể xác vì cơ thể bà đã bị hoại tử đi nhiều, lở loét nhiều chỗ, bà không khác gì đang sống trong địa ngục trần gian về thể xác.

Đến chiều ngày 9/6 thì bà tôi mất.

Bà tôi cũng như bao người bà đáng kính, tuyệt vời, một đời hi sinh vì con cháu… Nhớ lại từ thời còn nhỏ gia đình tôi có 5 anh em vì quá nghèo nên 2 anh trai lớn nhất (anh cả và anh thứ hai) xuống ở nhà bà ngoại để bà nuôi (anh trai kể lại tôi nghe vì lúc đó tôi còn quá nhỏ).

Rồi sau đó tôi cũng ở chung với bà ngoại một thời gian khá dài vì lúc đó cậu tôi (con trai của bà ngoại) đi làm xa bà ở một mình nên tôi ở chung bà ngoại.

Bà thương tôi cũng hết mình và tôi còn nhớ khi đó nhà nghèo nên buổi đêm lúc bà đi ngủ tôi thường trốn bà đi bắt cá cùng bạn và về sớm trước khi bà tỉnh giấc.

Ở quê tôi vào dịp lễ, tết, đi xa về người trẻ, con cháu thường cho, biếu tiền những người ông bà anh em lớn tuổi của họ, bà tôi cũng được mọi người cho tiền như vậy nhưng điều đặc biệt là những đồng tiền này được bà tôi cất rất kỹ, bỏ vào nhiều túi dành dụm…và lúc tôi học đại học ở sài gòn mỗi khi về tết, về nghỉ hè như thường lệ trước khi đi vào sài gòn để đi học tôi đều xuống thăm bà và nói chuyện bà khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau đó tạm biệt bà và lần nào cũng như lần nào bà đều lấy trong chiếc túi được bọc rất nhiều túi ni lông và túi vải ngoài cùng nhét vào tay tôi những đồng tiền bà dành dụm, mọi người cho biếu và bà bảo “cháu cầm vào trang trải thêm mà ăn học”nhưng bà bắt tôi lấy bằng được (mặc dù tôi không muốn lấy vì thương bà) và khi tôi về bà đều khóc vì thương và nhớ tôi vào sài gòn sẽ còn lâu mới về lại.

Tôi đành nhận cho bà vui sau đó đưa về cho mẹ bảo mẹ tôi cầm khi nào mua gì đó cho bà tôi. Không chỉ cho tiền tôi mỗi khi tôi về quê vào lại sài gòn đi học mà bà còn nhiều lần đưa cho mẹ tôi cầm những đồng tiền dành dụm, “hà tiện” hết mực, tiết kiệm hết mức có thể bảo mẹ cầm về mua cho bố tôi, mua cho các cháu ăn uống….

Tôi cũng nghe mẹ kể ngày xưa bà đưa từng chén gạo củ khoai cho bố mẹ tôi….

Nên trong tôi bà tôi là một người bà rất đáng kính, vĩ đại…

Còn rất nhiều điều về bà mà tôi không thể kể hết và tôi viết những điều này không phải để “khoe” về bà mà tôi tin rằng bạn cũng đang có những người ba, người mẹ, người bà, ông, người anh, người chị, người cậu mợ, bác rất tuyệt vời, rất vĩ đại như vậy và như bạn biết cuộc sống rất vô thường.

Tôi cũng thường nói với mọi người “sống nay chết mai” và ngày nay như bạn biết có thể vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, vì nuôi con cái, vì nhịp sống ngày càng quá nhanh, quá vội mà chúng ta quên đi những người thân yêu, chúng ta ít gọi điện, ít trò chuyện, ít dành thời gian, ít nói lời thương yêu, ít quan tâm, dễ giận hờn, trách móc, đòi hỏi…

Và đôi lúc chúng ta xem người thân yêu đó, những gì họ làm, hi sinh cho mình là điều hiển nhiên, điều bình thường, thậm chí là nghĩa vụ…

Cho đến khi họ ra đi, họ bệnh, họ phải xa chúng ta,…chúng ta mới trân quý, mới tiếc, mới hối hận, mới mong muốn 2 từ “giá như”, giá như thời gian quay lại, giá như mình làm điều này, nói lời cảm ơn, trân quý người đó ….

Và tôi cũng đã nhiều lần “giá như” ngày đó mỗi khi xuống thăm bà, chào bà để vào sài gòn mình xuống sớm hơn, dành nhiều thời gian để nói chuyện với bà thay vì chỉ 30 phút,..

Giá như mình nói cho bà nghe những điều tuyệt vời bà đã hi sinh cho mình, cho bố mẹ mình, cho con cháu… Hỏi bà nhiều hơn … Cảm ơn bà nhiều hơn, báo hiếu bà nhiều hơn..

Nên tôi rất mong bạn cũng như tôi từ bây giờ mình cùng chậm lại để chúng ta quan tâm, dành thời gian nhiều hơn, nói chuyện nhiều hơn, trân trọng hơn, cảm ơn, chia sẻ nhiều hơn về vật chất, tiền bạc, thời gian, và những thứ khác…cho những người thân yêu, nuôi dưỡng sự biết ơn, hiếu thảo hơn để chúng ta không phải hối hận, để không phải nói 2 chữ “giá như” vì cuộc sống không ai giám chắc những người thân yêu của mình ngày mai sẽ như thế nào, sẽ còn ở với mình, sẽ còn trên cõi đời này.

Nên chúng ta dù cuộc sống ngoài kia đang rất nhanh, rất áp lực, rất ganh đua, rất vội vã, vô tâm, vô cảm, rất bận, rất nhiều thứ lo toan… Chúng ta cũng chậm lại để báo hiếu, để thương yêu, để nói lời cảm ơn, để dành thời gian, để san sẻ, chia sẻ, để lắng nghe, để hiểu và thương bố mẹ, ông bà, người thân yêu của mình.

Tôi viết những điều này lên đây có thể sẽ gợi nhớ trong bạn một vài kỷ niệm buồn, những điều không vui, tiêu cực, những điều hối tiếc, ân hận trong bạn quay về thì thành thật xin lỗi nhưng mong bạn nhìn mặt tích cực của nó để chúng ta rút kinh nghiệm, chúng ta làm ngay những điều có thể với ba mẹ, với ông bà với anh em, với xã hội, cuộc đời này. Đặc biệt tôi đang cố gắng làm và nuôi dưỡng hạt giống hiếu thảo. Nên tôi đang làm gương, nuôi dưỡng sự hiếu thảo để truyền cảm hứng, làm gương cho anh em và bạn bè, những người tiếp xúc, quen biết tôi một chút lan truyền nào đó.

Tôi biết có thể bạn và nhiều người ngoài kia đang âm thầm và hiếu thảo hơn tôi rất nhiều, đang đặt ưu tiên cho gia đình, cho những người thân yêu lên trên những việc khác…

Đấy cũng là điều tôi đang cố gắng làm với tất cả những người thân yêu và cho xã hội.

Nếu bạn đã biết tôi, là người thân, bạn bè của tôi thì nhìn vào những hành động của tôi bạn sẽ thấy tôi nói rất rất ít nhưng làm rất nhiều, và vẫn đang cố gắng làm nhiều hơn, đặc biệt những gì mà tôi đã nói, đã hứa….

Xin vĩnh biệt người bà đáng kính của tôi.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, nếu các bài viết nào của tôi giúp ích, truyền cảm hứng, động lực, chia sẻ được điều gì tích cực cho bạn và bạn nghĩ sẽ giúp ai đó người thân yêu của bạn xin chia sẻ đến họ. 

Chúc bạn tất cả!!

Đôi khi chúng ta làm cha làm mẹ chúng ta nghĩ thương con cái của mình nhưng thực ra chúng ta đang thương mình, nghĩa chúng ta thương khi con mình nó mang về những thành tích ở trường học, con nó ngoan, nó làm mọi điều chúng ta muốn, sai bảo, chúng ta xem con là công cụ, là tấm huy chương để mình mang trước ngực mình đi khoe với anh em, đồng nghiệp, làng xóm, con tôi đấy, con tôi là một người giỏi, ngoan ngoãn, chúng ta có xu hướng xấu che tốt khoe.

Chính vì chúng ta xem con là công cụ để giúp mình cảm thấy có ý nghĩa, cảm thấy quan trọng với hàng xóm, với mọi người, chúng ta xem con là tấm huy chương để mình mang trước ngực. tôi rất hiểu và bậc làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn như vậy, và điều đó là rất chính đang nhưng xin đừng biến con trở thành công cụ, trở thành tấm huy chương, thành một tình yêu có điều kiện, chúng ta phải thật sự hiểu những mong muốn, những khó khăn trong con nữa, có thể vì những tấm huy chương mà chúng ta mang trước ngực đó, những thành tích, kỳ vọng quá lớn mà chúng ta đẩy con vào trầm cảm, sang chấn tâm lý, con áp lực, con cảm giác không được ai hiểu mình, không thể nói được với ba mẹ những nỗi lòng, những khó khăn, những bế tắc, con cảm thấy mình chỉ được ba mẹ thương khi mình học giỏi, khi mình làm được cái này, mang về được thành tích này, nghe theo răm răm điều này, điều kia…mà chúng ta quên đi rằng là chúng ta bậc làm cha làm mẹ hay tất cả mọi con người trên thế giới này đều có khao khát hiểu và được hiểu, thương và được thương, khao khát một tình yêu vô điều kiện, nghĩa là chúng ta như thế nào thì ba mẹ, thì anh em vẫn thương mình, chứ không phải chỉ khi con mình làm được cái này, cái kia, đạt được cái này cái kia chúng ta mới thương.

Nếu bạn là bậc làm cha làm mẹ bạn thấy rằng ngày nay có rất nhiều trẻ em tự tử mỗi ngày, gần đây nhất là tôi có xem được một video trên mạng xã hội của một bé trai học trường chuyên, học rất giỏi, và sống ở một chung cư hà nội đã nhảy từ chung cư căn nhà em và gia đình đang ở xuống dưới để tự tự, và để lại cho người ba một bức thư tuyệt mệnh, giá như chúng ta lắng nghe con em mình nhiều hơn, đặt vào con để hiểu các áp lực, các kỳ vọng quá lớn, hiểu được những mong muốn như con cần thời gian để chơi, con cần tuổi thơ như bao đứa trẻ khác, con khao khát một số ngày mệt quá thì được ngủ nướng mà không bị ba mẹ kéo dậy, la ầm ĩ,… con cần được là chính con, ở tuổi của con thì ba mẹ chúng ta lại kỳ vọng quá lớn, bắt con phải nhảy cóc, phải trưởng thành trước tuổi, phải như người lớn,….chúng ta cho con tình yêu thương có điều kiện thay vì vô điều kiện, xem con như một công cụ…mà rất nhiều bé như bé trai kia đã tự tử, đã tự kỷ, trầm cảm, sang chấn tâm lý nặng nề. Thương con vô điều kiện không có nghĩa là chúng ta sẽ nuông chiều con.

Hay trong nhiều gia đình cũng vì chúng ta rất rất ít hiểu con mà chúng ta nghĩ chúng ta đã rất hiểu con mình, và nhu cầu căn bản nhất của con người là yêu thương và được yêu thương, và điển hình là chúng ta thường chỉ thương khi con làm được cái này, cái kia…nghe lời răm rắp,…

Nên khi con không nghe lời, không làm được như chúng ta kỳ vọng, thì chúng ta dùng lời lẽ nặng nề với con, lên án con, phê phán con ,chỉ trích con, so sánh con với bạn bè, con ông A, bà B, mày là thằng phá phách, hư hỏng, mày không làm được tích sự gì, thậm chí chúng ta bạo hành trẻ, xem con là một đứa tội đồ, một đứa không có giá trị, chúng ta xem trẻ là nơi để trút giận, xả stress, ..

Kết quả là trẻ không cảm thấy an toàn trong ngôi nhà của mình, cảm thấy không được xem trọng, cảm thấy không được yêu thương, không có ý nghĩa gì nữa để sống, cảm thấy mình là một tội đồ, cảm thấy mình là đứa ngu ngốc, không có giá trị gì,..từ đó trẻ tìm môi trường bên ngoài, tìm những băng đảng, băng nhóm để chích hút, để tụ tập đánh nhau, để cảm thấy được về một băng nhóm, một nơi nào đó, còn có trẻ thì tìm đến cái chết, bị trầm cảm, tìm cách tự tử,hoặc tự hủy hoại thân thể, thể xác của mình, hoặc nhiều trẻ lớn lên với mặc cảm tự ti về sự bất tài, mặc cảm không có giá trị gì….

Tôi xin phép chia sẻ một góc nhìn nhỏ của mình như vậy với mong muốn những bậc cha mẹ nào chưa hiểu được con và đang mắc những lỗi trên như vậy để chậm lại lắng nghe con nhiều hơn, hiểu con hơn và thương yêu con hơn.

Chúng ta chỉ  thương con đúng cách chỉ khi chúng ta thật sự hiểu con cái của mình, lắng nghe mọi tâm tư, nỗi niềm, như một người bạn của con, để con tin tưởng chia sẻ mọi điều mà con vẫn cảm thấy an toàn, bằng cách chúng ta nghe con nhiều hơn với mong muốn hiểu con, giúp con, định hướng cho con, giúp con tháo gỡ các bế tắc, chứ chúng ta không nghe để vội chỉ dạy, vội phán xét, vội đánh giá, vội lên án, vội nói lời cay độc, lời nặng nề với con.

Lúc đó con sẽ cảm thấy an tâm, an toàn và con sẽ luôn muốn chia sẻ mọi điều với cha mẹ cũng như xem cha mẹ như một người bạn để chia sẻ, và cũng đồng thời xem ba mẹ của mình như một chuyên gia để hỏi mọi điều mà con cảm thấy bế tắc, cảm thấy áp lực, cảm thấy cần được tư vấn, chỉ dạy,.. Lúc đó chúng ta sẽ giúp con tránh được các xa ngã bên ngoài, và con sẽ được định hướng, chỉ dạy kịp thời cho con.

Con sẽ mong tan học, tan làm để về kể cho ba mẹ nghe chuyện này, chuyện kia….chuyện trên trời dưới biển, thay vì con tìm tới bạn bè để tâm sự, để bầu bạn, lúc đó con chúng ta rất dễ tìm một môi trường bên ngoài, những nhóm bạn có thể kéo trẻ, con cái chúng ta đi vào con đường của tệ nạn, tự tập, chích hút, xa đọa, của băng nhóm, băng đảng.

Cho nên để hiểu được con mình chúng ta cần nói chuyện, lắng nghe con mỗi ngày, cố gắng dành thời gian cho con nhiều hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, trong những bài viết sau tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn, sâu hơn, rộng hơn để cùng bạn đồng hành với con cái của mình.

Chúc bạn những điều tốt đẹp nhất!

Toàn bộ nội dung bài và hình ảnh của blog, video trên kênh youtube (trừ nội dung có nguồn trích dẫn) đều thuộc bản quyền của Nguyễn Thúc Dũng.

Bạn đọc/xem xong nếu thấy hay có thể chia sẻ bài viết bằng cách nhấn nút “chia sẻ” (share) trên website/Facebook fanpage của Nguyễn Thúc Dũng, copy đường link dẫn đến bài viết, share trên Facebook cá nhân… Tuy nhiên, mọi hình thức đăng tải lại (quá 25% toàn văn bài viết) hoặc trích dẫn nguồn không rõ ràng (không để tên blog, tác giả, và không kèm link gốc) với mọi mục đích, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tôi.

Mọi thông tin trao đổi, cộng tác, xin vui lòng gửi tới địa chỉ email: coachdungnguyen@gmail.com.

Xin cám ơn!

Vì không có thời gian lắng nghe chính mình nên chúng ta rất khổ, bế tắc, và cơ thể chúng ta bị bệnh nặng. Bệnh cả tâm và thân.

Vì sao lại như vậy?

Vì không có thời gian lắng nghe chính mình nên nhiều khi cơ thể ta nó đang phát ra tín hiệu cầu cứu, ví dụ lá gan ta đang cầu cứu vì mình đã uống rượu bia quá nhiều, thận ta cũng cầu cứu vì mình đã nhịn tiểu, đã uống ít nước, đã để cơ thể căng thẳng quá nhiều, đã uống rượu bia quá nhiều.

Lá phổi ta cầu cứu vì ta đã hút thuốc lá quá nhiều, chúng ta làm việc trong môi trường quá độc hại.

Rồi dạ dày, bao tử ta cũng đang cầu cứu vì ta bỏ ăn, ăn uống thất thường, hay chúng ta để cho mình căng thẳng quá nhiều, lo lắng quá nhiều, bất an quá nhiều nên không chỉ bao tử mà mọi cơ quan như tim mạch, thận, phổi, gan,…đã bị tổn thương, cần được thư giãn, cần được nghỉ ngơi, cần được có thời gian để chúng làm mới, hồi phục, chữa lành.

Hay cơ thể đang cầu cứu vì ta đang lười vận động, chế động ăn uống của ta thất thường, ngủ nghỉ thất thường.

Hay em bé tổn thương trong ta, những cảm xúc mạnh trong ta đang cầu cứu, đang cần ta lắng nghe nó, chăm sóc nó thì ta lại đi phán xét cảm xúc mạnh, những cảm xúc tiêu cực trong ta, làm nội tâm ta đấu đá, ta ghét bỏ mình, ghét bỏ những cảm xúc tiêu cực, những lỗi lầm trong quá khứ, ta tự làm khổ mình.

Tâm ta đang bị bệnh đang trầm cảm, tuyệt vọng, chán ghét, ghét bỏ bản thân vì chúng ta đã liên tục phán xét, đánh giá, lên án nó mỗi khi nó làm sai, mỗi khi nó không được như kỳ vọng.

Cho nên chúng ta cần dùng trái tim để quán chiếu, để nhìn sâu, lắng nghe sâu những cơ quan, nội tạng trong ta, cơ thể ta. Lắng nghe cả tâm mình, và những khổ đau, những bế tắc, những tổn thương trong quá khứ, những căng thẳng trong ta để làm dịu nó, chăm sóc nó, chữa lành cho nó.

Và lắng nghe chính mình là lắng nghe quan trọng nhất vì chỉ khi bạn thương được chính mình, hiểu được chính mình, hiểu được cơ thể mình, tâm của mình để cơ thể mình được chữa lành, những cơ quan trong cơ thể đang bị tổn thương, đang bị bệnh được chúng ta để ý và quay về chăm sóc nó, chữa lành cho nó bằng cách chúng ta cân chỉnh chế độ ăn uống, thư giãn, cân bằng công việc, nghỉ ngơi, vận động, hạn chế rượu bia, chất kích thích ma túy,…để nó được nghỉ ngơi, được hồi phục, được chăm sóc.

Và cũng như lắng nghe những căng thẳng, những bế tắc, những đấu tranh trong bạn để đơn giản hóa nó, để dành thời gian thư giãn, ngừng phán xét, đánh giá chính mình, ngừng ghét bỏ mình, giống như việc bạn đã có con thì dù con bạn như thế nào bạn cũng yêu con bạn, bạn không phán xét, lên án, chỉ trích, ghét bỏ con mình, khi con tập đi, nói chậm, vấp ngã bạn cũng yêu nó, không phán xét con bạn, không ghét bỏ con của bạn, luôn tha thứ, bao dung cho nó, không so sánh nó, khi bạn phán xét, đánh giá, lên án, ghét bỏ, chối bỏ con bạn thì con bạn sẽ khổ đau, đau buồn, tủi thân, tương tự cũng vậy chúng ta cũng chậm lại để lắng nghe những tâm tư, những cảm xúc, những đấu đá nội tâm trong bạn để quay về chăm sóc nó, ôm ấp nó, ngừng phép xét, đánh giá, lên án nó, mỉm cười với nó, ngừng so sánh mình với ai đó…

Vì khi mình còn đánh giá mình,ghét bỏ các cảm xúc mạnh, tiêu cực của mình, phán xét chính mình, chạy trốn chính mình thì bạn còn đau khổ, còn bế tắc, tức tâm còn bệnh thì bạn không thể có hạnh phúc và tâm bệnh thì thân sẽ bệnh. Cũng như thân bệnh thì tâm sẽ bệnh.

Và khi bạn bắt mình phải hoàn hảo, so sánh bạn với ai đó, ghét bỏ, căm thù chính bản thân bạn thì bạn sẽ đau khổ, sẽ tiêu cực, sẽ có xu hướng làm khổ chính mình, làm khổ những người thân yêu của bạn, bạn sẽ dằn vặt, tuyệt vọng, chán ghét, và có xu hướng chạy trốn chính mình bằng rượu bia, ma túy…

Nên chúng ta hãy học cách đón nhận, tha thứ bao dung cho chính mình, dù chúng ta đã có những lỗi lầm, những sai lầm trong quá khứ, hay chúng ta chưa hoàn hảo, chưa được như kỳ vọng quá cao do chính mình tự đặt ra hoặc do người thân kỳ vọng.

Vì những sai lầm đó, những quá khứ đó nó sẽ là nền móng để bạn trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn, bình an hơn, làm được những việc lớn lao hơn cho nên chúng ta hãy học cách cảm ơn những khó khăn đó, những sai lầm đó vì nó cho chúng ta bài học, giúp chúng ta tốt hơn phiên bản cũ, và cảm ơn cả chính mình vì nó đã làm hết mình rồi, nó đã cố gắng thoát ra khỏi vùng an toàn, vùng thoải mãi rồi.

Khi bạn yêu được chính mình, tha thứ bao dung cho chính mình thì bạn mới yêu, tha thứ, bao dung cho người khác được, khi bạn còn đánh giá, phán xét, lên án, ghét bỏ chính mình thì bạn sẽ phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, và có xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực của người thân, con cái và của tất cả mọi người thay vì nhìn vào mặt tích cực của họ.

Khi đã biết cách lắng nghe chính mình, hiểu chính mình thì bạn mới biết cách yêu chính mình đúng cách, chúng ta sẽ thay đổi lối sống, ăn uống, vận động, làm việc để cơ thể khỏe mạnh hơn, chúng ta trân trọng chính mình dù nó không hoàn hảo, không hoàn mỹ, chúng ta sẽ yêu nó vô điều kiện thay vì có điều kiện phải làm được cái này, phải làm được cái kia để rồi mình phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, chạy trốn, ghét bỏ chính mình khi nó không như kỳ vọng.

Mình sẽ chấp nhập chính mình như nó đang là, tức là nó như thế nào chúng ta vẫn lắng nghe nó, tôn trọng nó, chấp nhận nó, thương yêu nó, bảo vệ nó như cách chúng ta yêu con cái, bố mẹ của mình dù họ không hoàn hảo, dù họ như thế nào.

Chúng ta có thể đọc thêm sách, học thêm những điều mới để nuôi dưỡng tâm, phát triển bản thân, phát triển trí tuệ, tập luyện thể dục để chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.

Bạn càng lắng nghe cơ thể mình tốt bao nhiêu thì bạn càng thương yêu nó bấy nhiêu, và biết cách bảo vệ chăm sóc nó tốt bấy nhiêu. Như việc một người mẹ chăm con, nuôi con họ phải rất hiểu con, họ hiểu từng tí một, cái nào tốt, cái nào không tốt cho con, đặc biệt là khi con của họ còn bé, và dù con họ như thế nào họ vẫn thương con, dù ngoài kia ai đó nói không tốt về con, nhìn nhận mặt tiêu cực của con thì trong mắt người mẹ thì con họ vẫn đáng yêu, vẫn bảo vệ con hết mình, họ vẫn tha thứ, bao dung với con mình, động viên con hết mình. Khi con tập đi vấp ngã thì người mẹ vẫn động viên, vẫn khen con để con đứng lên, không phán xét, đánh giá, chỉ trích con.

Chúng ta hãy học cách của những người mẹ và áp dụng để lắng nghe cơ thể mình, chính mình để hiểu nó hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này chúc bạn mọi điều tốt lành!

Toàn bộ nội dung bài và hình ảnh của blog, video trên kênh youtube (trừ nội dung có nguồn trích dẫn) đều thuộc bản quyền của Nguyễn Thúc Dũng.

Bạn đọc/xem xong nếu thấy hay có thể chia sẻ bài viết bằng cách nhấn nút “chia sẻ” (share) trên website/Facebook fanpage của Nguyễn Thúc Dũng, copy đường link dẫn đến bài viết, share trên Facebook cá nhân… Tuy nhiên, mọi hình thức đăng tải lại (quá 25% toàn văn bài viết) hoặc trích dẫn nguồn không rõ ràng (không để tên blog, tác giả, và không kèm link gốc) với mọi mục đích, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tôi.

Mọi thông tin trao đổi, cộng tác, xin vui lòng gửi tới địa chỉ email: coachdungnguyen@gmail.com.

Xin cám ơn!