Chúng Ta Thường Rơi Vào Cái “Bẫy Vùng An Toàn”
Chúng ta làm một thí nghiệm nhỏ đó là chúng ta đun con ếch trong nước, chúng ta bỏ con ếch vào trong nồi nước lạnh sau đó đưa lên bếp đun cho nhiệt độ tăng dần cho đến sôi, thì bạn đầu con ếch thấy vẫn an toàn, nó vẫn tiếp tục ở lại trong nổi, cho đến khi nhiệt độ tăng dần và nó bắt đầu cảm nhận độ nóng tăng dần nhưng nó vẫn ở lại, vì nó thấy vẫn chịu được chỉ là hơi khó chịu một chút, nhưng nó nghĩ vẫn an toàn, cho đến khi nhiệt độ sôi và luộc chín con ếch. Nhưng nếu chúng ta thả con ếch vào nồi nước nóng ngay từ đầu thì hành động của nó sẽ là nhảy ra ngay. Bạn có thể xem video thí nghiệm này trên youtube.
Thì con người chúng ta cũng thường rơi vào rất nhiều cái bẫy “vùng an toàn” này
Cái bẫy vùng an toàn số 1 là trong công việc
Trong công việc khi mới đi làm, hoặc mới thay đổi một công ty mới ban đầu chúng ta cảm thấy không tự tin, lo lắng, cảm thấy không an toàn, chúng ta có xu hướng muốn nghỉ việc, cho đến một thời gian quen dần với môi trường, công việc đó, con người ở đó, chúng ta thiết lập một vùng an toàn mới này. Sau đó chúng ta sợ thay đổi công việc, sợ chuyển công ty khác, phòng ban khác, một nơi khác. Sợ một thử thách mới, vị trí mới, chúng ta sẽ thấy không an toàn.
Đây là cái bẫy mà rất rất nhiều người đang mắc phải dẫn đến chúng ta chỉ làm cả đời một công ty, một vị trí, một công việc và không còn cố gắng, không còn động lực học tập cái mới, kỹ năng mới, kiến thức mới, thử thách mới, vị trí mới, cố gắng mới cho nên chúng ta không có sự thăng tiến, tiến bộ, chúng ta sợ công việc mới, sợ công ty mới, sợ học hỏi cái mới, kỹ năng mới, sợ va chạm,…nên đi làm mãi chúng ta vẫn kinh nghiệm, kiến thức như cũ, không có giá trị gì thêm mà công ty phải trả thêm lương thâm niên càng ngày càng nhiều hơn đó là lý do nhiều công ty họ sẽ xa thải những người cũ nhiều năm mà không phát triển lên để tuyển người trẻ, người mới để cắt giảm được chi phí trả lương thâm niên cao cho những người đã làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ. Chúng ta chỉ muốn ở trong vùng an toàn, trong cái bẫy tạm an toàn mà chúng ta đang tự thuyết phục và đánh lừa chính mình.
Cho đến lúc chúng ta bị xa thải vì một lý do nào đó, có thể vì covid nên cắt giảm, vì nhiều lý do khác thì lúc đó mình mới thấy nó không còn an toàn như mình nghĩ.
Cho nên chúng ta phải cố gắng thoát ra cái bẫy vùng an toàn này để học những cái mới, thử lên vị trí mới, ra khỏi vùng an toàn, thoải mái để thử thách bản thân, cống hiến nhiều hơn cho công ty, học hỏi nhiều hơn và liên tục nâng cấp bản thân hơn để thăng tiến trong công việc và sự nghiệp.
Cái bẫy thứ 2 là bẫy vùng an toàn trong kinh doanh, làm chủ
Ví dụ: Mình tự đào cho mình một cái hố, càng đào càng sâu, đến một lúc mình đào một cái hố đủ sâu để mình không còn thoát khỏi được cái hố đó.
Cách để thoát khỏi vấn đề là nhảy ra khỏi cái hố đó và đừng đào sâu thêm nữa
Tôi đã tư vấn cho một số chủ doanh nghiệp thoát khỏi cái hố mà họ đang tự đào cho mình.
Nhiều người kinh doanh càng làm càng lỗ, càng đưa họ vào nợ nần nhiều hơn và chỉ đến lúc không còn khả năng chi trả nữa, hoặc bị ngân hàng, chủ nợ về siết nhà, siết cửa thì họ mới chịu dừng việc kinh doanh, tại vì chúng ta đang mắc cái bẫy vùng an toàn, vì họ nghĩ nếu họ không kinh doanh nữa thì bạn bè, anh em, mọi người sẽ khinh thường, họ nghĩ họ không kinh doanh nữa thì họ sợ đi làm thuê, họ sợ không có cơ hội làm giàu, khôn còn cơ hội làm lại, thành công, họ nghĩ họ già rồi, họ vẽ ra rất nhiều câu chuyện tiêu cực trong đầu để rồi họ làm không công cho chính doanh nghiệp của mình trong nhiều năm, sức khỏe thì sụt giảm, căng thẳng, lo lắng, thậm chí rất nhiều bệnh tật, nhiều người họ lạm dụng rượu bia, ma túy để giải tỏa căng thẳng, thậm chí không chịu nổi áp lực chọn cách tự tử. Tôi đã tư vấn cho nhiều người đang mắc cái bẫy vùng an toàn này họ đã nhiều lần muốn tự tử.
Họ đẩy họ vào ngõ cụt nhanh hơn, họ tự đào hố sâu cho mình càng ngày càng sâu.
Cho nên khi tôi tư vấn cho ai đó thì tôi cùng họ ngồi lại kiểm kê các con số trong doanh nghiệp họ, kế toán, tài chính của doanh nghiệp, lộ trình họ đang đi, doanh thu và chi phí…nếu thấy không khả thi càng làm càng lỗ, không thể tối ưu được nữa, và càng làm càng đốt tiền mà lâu dài không thể thành công với nguồn lực, sản phẩm/dịch vụ đó thì sẽ tư vấn họ dừng ngay, sớm nhất.
Và còn rất rất nhiều chủ doanh nghiệp họ cũng đang tự đào hố như vậy cho đến khi không còn khả năng nữa, họ đốt hết tiền tiết kiệm trong nhiều năm, làm không công cho chính doanh nghiệp của họ mà không giám can đảm để dừng lại, để tìm con đường khác, trao dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm, nguồn lực để làm lại một dự án, một công ty mới.
Cho nên khi ai đó tìm đến tôi tư vấn để triển khai một dự án, mở một công ty, một công việc làm ăn nào đó thì tôi luôn cho họ thấy những rủi ro, những gì xảy ra xấu nhất có thể xảy ra và nếu họ thấy bại, ví dụ như công việc kinh doanh không thuận lợi như covid, như khách hàng không còn mua hàng, không còn tin tưởng, càng làm càng âm, áp lực gia đình, áp lực vợ con, mỗi tháng phải chi trả cho rất nhiều chi phí mà công ty không còn đủ khả năng chi trả, và tôi đưa ra nhiều giả định thực tế mà nhiều chủ doanh nghiệp họ đã phải trải qua, nếu họ vấn còn muốn làm thì lúc đấy tôi mới tư vấn cho họ lộ trình, cách làm, các chiến lược…tính toán sự khả thi của dự án, cách để họ làm bài bản ngay từ đầu.
Tại vì thường khi nhảy vào kinh doanh chúng ta thường mang một cái đầu màu hồng, chúng ta nghĩ nó đơn giản vô cùng, chúng ta chỉ thấy mặt nổi, thấy những ngày nắng đẹp mà không thấy được những ngày giông bão, chúng ta chỉ nghĩ thành công mà không nghĩ sẽ thất bại, cho nên đã nhảy vào kinh doanh là chúng ta phải nghĩ đầu tiên là thất bại, thông thường là chúng ta tính qua loa các con số, chúng ta nghĩ lợi nhuận rất lớn, chúng ta nghĩ nào là bao năm sẽ trả hết nợ, bao nhiêu lâu mình sẽ giàu, mình sẽ phụ giúp gia đình, báo hiếu, giúp vợ con, anh em, họ hàng…câu chuyện nó rất đẹp, chúng ta thấy mọi người kiếm được nhiều tiền, chúng ta chạy theo đám đông, chúng ta nghĩ là mình phải làm lớn thì mới thay đổi được cuộc đời, tương lai. Đúng là chúng ta phải nghĩ lớn làm lớn thì tốt nhưng chúng ta phải luôn bắt đầu từ mặt đất, chân phải luôn chạm đất.
Chúng ta phải tính toán thật kỹ, phải đo lường tính khả thi, phải có kế hoạch và có cơ sở rõ ràng trên giấy. Chứ không phải chỉ đơn giản nghĩ qua mấy con số trong đầu, chỉ nghĩ những lúc thuận lợi trong kinh doanh có lãi mà phải tính cả những rủi ro, những chi phí ngầm khác, những lúc thăng trầm của lĩnh vực kinh doanh đó. Thông thường chúng ta nhẩm nhẩm trong đầu nghĩ nó lãi nhưng khi làm thực tế hoặc bạn chịu khó ngồi lại để vạch ra hết, hoặc hỏi những người đã thành công, đã làm trong lĩnh vực của bạn thì bạn sẽ thấy thực tế nó còn vô vàn chi phí khác chứ không như bạn nghĩ, và kể cả lợi nhuận thu về đấy là bạn đang tính những lúc thuận lợi hoặc chỉ một vài mặt hàng có lãi, một vài hợp đồng có lãi, còn những sản phẩm, mặt hàng khác thì lãi không cao như vậy.
Đôi khi bạn nghĩ lợi nhuận lớn nhưng thực ra lợi nhuận đấy vấn là chi phí tại vì bạn chưa tính hết, hoạch toán hết các chi phí khi bạn kinh doanh sản phẩm dịch vụ nào đó.
Cho nên nếu bạn muốn bắt đầu một công việc kinh doanh, mở một công ty mà vẫn còn mơ hồ, vẫn chưa vạch ra cụ thể, chi tiết, lập dự toán đầu tư, rồi tính khả thi của dự án thì có thể liên hệ tôi tứ vấn cho bạn miến phí để đồng hành cùng bạn.
Nếu bạn đã trải qua những điều mà tôi nói trên thì thật sự bạn rất thấm.
Bẫy số 3 cái bẫy vùng an toàn về sức khỏe:
Tôi muốn kể 1 câu chuyện của tôi cho bạn nghe tôi đã từng mắc cái bẫy về sức khỏe này như thế nào. Cách đây khoảng 4-5 năm cứ mỗi năm như vậy tôi phải vào bệnh viện khoảng 2-3 lần, và mỗi lần là 1 bệnh khác nhau và số tiền khám và lấy thuốc cũng nhiều. Lúc đó tôi rơi vào cái bẫy “vùng an toàn” về sức khỏe, tôi nghĩ tôi vẫn ổn, vẫn tốt, không cần dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao, cùng với lối suy nghĩ thích ở trong vùng an toàn, vùng thoải mãi, vì lúc đấy tôi thấy như vậy sẽ thấy thoải mãi hơn là đến phòng tập, vì đến phòng tập gym đông người, rồi mình mới tập gym chưa nâng được mức tạ nặng mọi người trong phòng tập sẽ chê cười, rồi mình không biết kỹ thuật tập,… cùng với thói quen thức đêm để làm việc trắng đêm, nhậu nhẹt nhiều cơ thể tôi lao dốc, xút cân, căng thẳng, stress,…nên mỗi năm tôi phải đi khám và chữa các bệnh như trào ngược dạ dày, tiêu hóa, huyết áp… cho đến khi tôi không thể chịu được tình trạng như vậy nữa vừa tốn rất nhiều tiền cho khám và chữa bệnh, rồi cơ thể cũng rất yếu, sức khỏe rất kém nên tôi quyết định ra khỏi vùng thoải mái, vùng an toàn, ra khỏi cái bẫy vùng an toàn, vùng thoải mái về sức khỏe này và tôi quyết định tìm một môn thể thao để rèn luyện hằng ngày, và từ khi đến phòng tập gym khoảng gần 3 năm thì tôi gần như không phải uống một viên thuốc tây nào cả, mặc dù vấn nhậu nhiều nhưng cơ thể vẫn khỏe hơn, rồi hiệu quả công việc cũng tăng lên rất nhiều, cơ thể, thể chất tốt hơn rất rất nhiều, tôi tự tin hơn, khỏe mạnh hơn, ăn ngon ngủ ngon hơn và đẩy lùi được các bệnh tật trong quá khứ. Cứ cách 3 tháng tôi tham gia hiến máu một lần nhưng vẫn khỏe, còn trước đây tôi không đủ cân nặng, sức khỏe để tham gia hiến máu.
Và thường chúng ta dễ rơi vào một số cái bẫy vùng an toàn khác và chúng ta đang tự đào hố để tự lấp mình mà mình không biết hoặc biết nhưng chúng ta vẫn làm vì nó là cái bẫy nên nó tạo cho chúng ta cảm giác an toàn, an tâm, cảm giác giải tỏa căng thẳng, cảm giác chạy trốn được căng thẳng, bế tắc, lo âu, stress như mỗi lần chúng ta căng thẳng, bế tắc, lo âu,…stress chúng ta hút thuốc, hay là chơi chất kích thích ma túy, hay chúng ta lạm dụng café thì ngay tức thì nó giúp chúng ta đỡ căng thẳng, đỡ tập trung vào vấn đề tiêu cực, tạm thời chạy trốn được các bế tắc, lo âu nhưng mỗi lần chúng ta cứ lặp lại, hút thêm một điếu thuốc, 1 lần đưa chất ma túy, café vào cơ thể cho đến khi chúng ta thành thói quen, nghiện nó thì nó bắt đầu phá hủy não, phá hủy phổi, gan, tim mạch và sức khỏe của chúng ta đến một lúc không thể cứu vãn vì nó đã hủy hoại hết một số bộ phận trong cơ thể thì đã quá muộn và lúc đó chúng ta mới biết là nó không an toàn, và nó chỉ là cái bẫy vùng an toàn chúng ta tự tạo ra.
Bẫy số 4 là bẫy vùng an toàn về mỗi quan hệ và hôn nhân:
Trong các cuộc hôn nhân cũng vậy, rất nhiều cuộc hôn nhân cũng đang rơi vào cái bẫy vùng an toàn này.
Thông thường phụ nữ họ dễ rơi vào cái bẫy vùng an toàn này hơn so với đàn ông, bởi thường bản tính họ là người cam chịu hơn, người hi sinh hơn, người dễ bị tổn thương hơn và cũng là người thích sự an toàn hơn nên họ lo lắng, lo sợ nhiều điều và dẫn đến họ dễ rơi vào cái bẫy vùng an toàn hơn.
Ví dụ: Bạn sẽ thấy rất nhiều cuộc hôn nhân họ tạo ra địa ngục cho nhau như người chồng bạo hành gia đình vợ con, quá gia trưởng, thường xuyên nhậu xong thì về đánh đập vợ con, chửi bới xúc phạm bố mẹ bên vợ, anh em bên vợ, rồi nghiện ngập, gái gú,…nhưng người phụ nữ họ tự thuyết phục rằng nếu ly hôn thì mọi người sẽ khinh mình, mình không đủ tiền để lo cho các con, mình sẽ giống như người phản bội, mình là người phụ nữ không tốt, bố mẹ sẽ lo cho mình, bố mẹ sẽ không giám nhìn hàng xóm, con cái mình sẽ thế này thế kia… và họ tự vẽ ra vô vàn câu chuyện tiêu cực trong đầu để tự thuyết phục họ ở lại trong cuộc hôn nhân này để tiếp tục chịu cảnh địa ngục và con cái cùng chịu cảnh địa ngục và đẩy con cái họ vào những tổn thương sâu sắc, mất niềm tin vào cuộc sống và hôn nhân, con sẽ không thể trở thành một người bình thường khi lớn lên trong một gia đình như vậy.
Tôi hoàn toàn không có ý nói bạn phải ly hôn, không có ý cổ xúy cho việc ly hôn và tôi cũng đang làm công việc trị liệu, hàn gắn hôn nhân, hàn gắn mỗi quan hệ cho mọi người. và ý trên là muốn nói tới một vài trường hợp đặc biệt mà hôn nhân đã không thể cứu ván, và đã tạo ra địa ngục cho nhau, trong gia đình là một bầu không khí lo sợ, lo lắng, bất an, căng thẳng tột đột khi chồng đi uống rượu về, nghiện ngập gây chuyện, đập phá, tấn công vợ và con, và những trường hợp tương tự, thì có ở lại trong cuộc hôn nhân thì chỉ là một địa ngục cho cả gia đình, và con cái sẽ càng bị tổn thương, bị bệnh hơn.
Nên ý tôi muốn nói ở đây là chúng ta đừng để rơi vào cái bẫy vùng an toàn như vậy, đặc biệt là những người phụ nữ, tôi vấn rất muốn tất cả mọi người đều được hạnh phúc, và tôi cũng không đưa ra ý kiến nên ly hôn hay không nên ly hôn, vì việc ly hôn hay không ly hôn nó đều có hệ lụy rất lớn và chúng ta phải là người chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình và là người tự đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cho quyết định đó. Chúng ta chỉ tham khảo ý kiến, lời khuyên nhưng cuộc sống là của mình nên mình phải tự đưa ra quyết định.
Và tôi không muốn ai ly hôn cả vì ly hôn nó có nhiều hệ lụy như con cái chúng ta sẽ phát triển mất cân bằng, thiếu tình thương của bố hoặc của mẹ thì con sẽ tổn thương cũng nhiều, ai sinh ra cũng đều mong muốn có tình thương, có đầy đủ cả bố và mẹ, chiều chiều đi học về con cái ra đúng trước nhà để chờ ba hoặc mẹ, rồi con hỏi vì sao con không có ba, không có mẹ, rồi người buồn và lo lắng cho chúng ta là những bậc sinh thành của chúng ta, bên nội và bên ngoại. Rồi chúng ta cũng dễ mất niềm tin vào hôn nhân, và cuộc hôn nhân sau chưa chắc gì đã tốt hơn, và chúng ta dễ rơi vào vòng lặp ly hôn, kết hôn rồi lại ly hôn, kết hôn….chúng ta cũng mất đi một người để chia sẻ.
Thay vì vậy chúng ta phải cố gắng thay đổi, nuôi dưỡng, tưới tẩm, làm mới tình yêu, hôn nhân trước khi cây tình yêu nó chết, nó bị héo. Nó giống như lúc đầu mới yêu tình yêu nó rất đẹp, chúng ta rất hiểu nhau, vì nhau, suy nghĩ cho nhau, cùng nhau cố gắng.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết rất dài này, tôi hi vọng bài viết giúp ích được gì đó cho bạn, và nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho ai đó thì bạn có thể chia sẻ đến người đó hoặc chia sẻ lên facbook của bạn để mọi người cũng học hỏi được điều gì đó, vì tôi rất muốn chia sẻ đến bạn và những người thân của bạn một điều gì đó tích cực từ kinh nghiệm tư vấn trị liệu, coaching, mà tôi đã giúp cho khá nhiều người. chúc bạn những điều tốt đẹp nhất!