Đôi khi chúng ta làm cha làm mẹ chúng ta nghĩ thương con cái của mình nhưng thực ra chúng ta đang thương mình, nghĩa chúng ta thương khi con mình nó mang về những thành tích ở trường học, con nó ngoan, nó làm mọi điều chúng ta muốn, sai bảo, chúng ta xem con là công cụ, là tấm huy chương để mình mang trước ngực mình đi khoe với anh em, đồng nghiệp, làng xóm, con tôi đấy, con tôi là một người giỏi, ngoan ngoãn, chúng ta có xu hướng xấu che tốt khoe.

Chính vì chúng ta xem con là công cụ để giúp mình cảm thấy có ý nghĩa, cảm thấy quan trọng với hàng xóm, với mọi người, chúng ta xem con là tấm huy chương để mình mang trước ngực. tôi rất hiểu và bậc làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn như vậy, và điều đó là rất chính đang nhưng xin đừng biến con trở thành công cụ, trở thành tấm huy chương, thành một tình yêu có điều kiện, chúng ta phải thật sự hiểu những mong muốn, những khó khăn trong con nữa, có thể vì những tấm huy chương mà chúng ta mang trước ngực đó, những thành tích, kỳ vọng quá lớn mà chúng ta đẩy con vào trầm cảm, sang chấn tâm lý, con áp lực, con cảm giác không được ai hiểu mình, không thể nói được với ba mẹ những nỗi lòng, những khó khăn, những bế tắc, con cảm thấy mình chỉ được ba mẹ thương khi mình học giỏi, khi mình làm được cái này, mang về được thành tích này, nghe theo răm răm điều này, điều kia…mà chúng ta quên đi rằng là chúng ta bậc làm cha làm mẹ hay tất cả mọi con người trên thế giới này đều có khao khát hiểu và được hiểu, thương và được thương, khao khát một tình yêu vô điều kiện, nghĩa là chúng ta như thế nào thì ba mẹ, thì anh em vẫn thương mình, chứ không phải chỉ khi con mình làm được cái này, cái kia, đạt được cái này cái kia chúng ta mới thương.

Nếu bạn là bậc làm cha làm mẹ bạn thấy rằng ngày nay có rất nhiều trẻ em tự tử mỗi ngày, gần đây nhất là tôi có xem được một video trên mạng xã hội của một bé trai học trường chuyên, học rất giỏi, và sống ở một chung cư hà nội đã nhảy từ chung cư căn nhà em và gia đình đang ở xuống dưới để tự tự, và để lại cho người ba một bức thư tuyệt mệnh, giá như chúng ta lắng nghe con em mình nhiều hơn, đặt vào con để hiểu các áp lực, các kỳ vọng quá lớn, hiểu được những mong muốn như con cần thời gian để chơi, con cần tuổi thơ như bao đứa trẻ khác, con khao khát một số ngày mệt quá thì được ngủ nướng mà không bị ba mẹ kéo dậy, la ầm ĩ,… con cần được là chính con, ở tuổi của con thì ba mẹ chúng ta lại kỳ vọng quá lớn, bắt con phải nhảy cóc, phải trưởng thành trước tuổi, phải như người lớn,….chúng ta cho con tình yêu thương có điều kiện thay vì vô điều kiện, xem con như một công cụ…mà rất nhiều bé như bé trai kia đã tự tử, đã tự kỷ, trầm cảm, sang chấn tâm lý nặng nề. Thương con vô điều kiện không có nghĩa là chúng ta sẽ nuông chiều con.

Hay trong nhiều gia đình cũng vì chúng ta rất rất ít hiểu con mà chúng ta nghĩ chúng ta đã rất hiểu con mình, và nhu cầu căn bản nhất của con người là yêu thương và được yêu thương, và điển hình là chúng ta thường chỉ thương khi con làm được cái này, cái kia…nghe lời răm rắp,…

Nên khi con không nghe lời, không làm được như chúng ta kỳ vọng, thì chúng ta dùng lời lẽ nặng nề với con, lên án con, phê phán con ,chỉ trích con, so sánh con với bạn bè, con ông A, bà B, mày là thằng phá phách, hư hỏng, mày không làm được tích sự gì, thậm chí chúng ta bạo hành trẻ, xem con là một đứa tội đồ, một đứa không có giá trị, chúng ta xem trẻ là nơi để trút giận, xả stress, ..

Kết quả là trẻ không cảm thấy an toàn trong ngôi nhà của mình, cảm thấy không được xem trọng, cảm thấy không được yêu thương, không có ý nghĩa gì nữa để sống, cảm thấy mình là một tội đồ, cảm thấy mình là đứa ngu ngốc, không có giá trị gì,..từ đó trẻ tìm môi trường bên ngoài, tìm những băng đảng, băng nhóm để chích hút, để tụ tập đánh nhau, để cảm thấy được về một băng nhóm, một nơi nào đó, còn có trẻ thì tìm đến cái chết, bị trầm cảm, tìm cách tự tử,hoặc tự hủy hoại thân thể, thể xác của mình, hoặc nhiều trẻ lớn lên với mặc cảm tự ti về sự bất tài, mặc cảm không có giá trị gì….

Tôi xin phép chia sẻ một góc nhìn nhỏ của mình như vậy với mong muốn những bậc cha mẹ nào chưa hiểu được con và đang mắc những lỗi trên như vậy để chậm lại lắng nghe con nhiều hơn, hiểu con hơn và thương yêu con hơn.

Chúng ta chỉ  thương con đúng cách chỉ khi chúng ta thật sự hiểu con cái của mình, lắng nghe mọi tâm tư, nỗi niềm, như một người bạn của con, để con tin tưởng chia sẻ mọi điều mà con vẫn cảm thấy an toàn, bằng cách chúng ta nghe con nhiều hơn với mong muốn hiểu con, giúp con, định hướng cho con, giúp con tháo gỡ các bế tắc, chứ chúng ta không nghe để vội chỉ dạy, vội phán xét, vội đánh giá, vội lên án, vội nói lời cay độc, lời nặng nề với con.

Lúc đó con sẽ cảm thấy an tâm, an toàn và con sẽ luôn muốn chia sẻ mọi điều với cha mẹ cũng như xem cha mẹ như một người bạn để chia sẻ, và cũng đồng thời xem ba mẹ của mình như một chuyên gia để hỏi mọi điều mà con cảm thấy bế tắc, cảm thấy áp lực, cảm thấy cần được tư vấn, chỉ dạy,.. Lúc đó chúng ta sẽ giúp con tránh được các xa ngã bên ngoài, và con sẽ được định hướng, chỉ dạy kịp thời cho con.

Con sẽ mong tan học, tan làm để về kể cho ba mẹ nghe chuyện này, chuyện kia….chuyện trên trời dưới biển, thay vì con tìm tới bạn bè để tâm sự, để bầu bạn, lúc đó con chúng ta rất dễ tìm một môi trường bên ngoài, những nhóm bạn có thể kéo trẻ, con cái chúng ta đi vào con đường của tệ nạn, tự tập, chích hút, xa đọa, của băng nhóm, băng đảng.

Cho nên để hiểu được con mình chúng ta cần nói chuyện, lắng nghe con mỗi ngày, cố gắng dành thời gian cho con nhiều hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, trong những bài viết sau tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn, sâu hơn, rộng hơn để cùng bạn đồng hành với con cái của mình.

Chúc bạn những điều tốt đẹp nhất!

Toàn bộ nội dung bài và hình ảnh của blog, video trên kênh youtube (trừ nội dung có nguồn trích dẫn) đều thuộc bản quyền của Nguyễn Thúc Dũng.

Bạn đọc/xem xong nếu thấy hay có thể chia sẻ bài viết bằng cách nhấn nút “chia sẻ” (share) trên website/Facebook fanpage của Nguyễn Thúc Dũng, copy đường link dẫn đến bài viết, share trên Facebook cá nhân… Tuy nhiên, mọi hình thức đăng tải lại (quá 25% toàn văn bài viết) hoặc trích dẫn nguồn không rõ ràng (không để tên blog, tác giả, và không kèm link gốc) với mọi mục đích, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tôi.

Mọi thông tin trao đổi, cộng tác, xin vui lòng gửi tới địa chỉ email: coachdungnguyen@gmail.com.

Xin cám ơn!

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *