Bạn đã biết lắng nghe Bằng Trái Tim?

Xin mời bạn bớt chút thời gian đọc, để nghe/xem video và xem bài viết này để hiểu về cách lắng nghe bằng trái tim, tôi tin bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tháo gỡ những quả bom đang sắp nổ, những dồn nén, kìm nén, bế tắc, căng thẳng… trong những người thân yêu của bạn, hay trong chính bạn để từ đó giúp bạn và người thân của bạn có thể gỡ được những quả bom sắp nổ, những kìm nén, những bế tắc, những trầm cảm, lo sợ, bất an, những điều sâu thẳm mà họ chưa thể chia sẻ được với ai để từ đó giúp bạn và người thân yêu của bạn có hạnh phúc hơn.

Nếu bạn thấy bài viết này dài quá thì bạn có thể kéo xuống cuối bài viết để xem hoặc tải video về máy tiện nghe khi nào bạn rảnh hoặc link tại đây https://www.youtube.com/watch?v=hMFkfIWQRS8

Nhắc đến lắng nghe chắc ai cũng nghĩ lắng nghe thì có gì đâu mà không biết, hay cần phải học (tôi cũng đã từng nghĩ như vậy).

Thông thường chúng ta lắng nghe để hồi đáp, đáp trả, phản hồi, để phán xét, để phân tích đúng sai, tốt xấu, để tranh luận, để lên án, để giáo huấn, dạy đời, lên lớp con ta, anh em ta, đồng nghiệp ta, người thân của ta, bạn bè của ta.

Hoặc chúng ta chỉ giả vờ nghe cho có nhưng tâm, đầu óc chúng ta đang suy nghĩ về một chuyện khác, một việc khác hay giả vờ nghe nhưng chúng ta đang bận bấm điện thoại, tâm ta nó đang chạy lung tung mà không tập trung, không có mặt cho người nói (tôi cũng đã từng như vậy và đôi lúc hiện tại vẫn bị như vậy).

Hoặc chúng ta nghe người A kể chuyện rằng họ mâu thuẫn với người B về việc này, việc kia và chúng ta đứng về phe người A để chống lại người B, chúng ta bực, giận thay người A.

Đã bao giờ bạn nghe vợ/chồng hay anh em bạn bè, đồng nghiệp của mình nói rằng:

“nói chuyện với anh/chị/bà/ông đó như nói chuyện bức tường”

 Hay như “ba/mẹ không hiểu con”,

“nói chuyện với anh/em như không nói”.

“anh/em không hiểu tôi”.

“Nói với người đó như không nói, người đó không bao giờ lắng nghe tôi”.

“con nói cho anh/em con hiểu để ba mẹ đỡ khổ vì ba/mẹ nói nó không nghe, nó nổi nóng…”

“ba/mẹ tôi không nghe tôi, không hiểu tôi”.

“tôi với ba/mẹ tôi mỗi lần nói chuyện là cãi nhau, nói chỉ được 1-2 câu”.

Có thể bạn đã nghe đâu đó từ người thân, anh em, đồng nghiệp, con cái những câu trên và nhiều câu khác rồi đúng không?

Trong chúng ta kể cả bạn và tôi hay tất cả mọi người ai cũng có những khổ đau, những kìm nén, những bế tắc, những áp lực, những quả bom sắp nổ,…chúng ta cần một người bạn, một người có khả năng lắng nghe bằng trái tim để có thể hiểu ta, giúp ta giải tỏa phần nào dồn nén, tháo gỡ quả bơm sắp nổ, chúng ta cần một người bạn để ta có thể tâm sự, chia sẻ những điều mà ta không thể chia sẻ được với ai từ trước đến nay. Nhiều người họ đã tự tử, trầm cảm vì không thể tìm được ai đó có thể chia sẻ, có thể lắng nghe, nhiều đứa trẻ đã trầm cảm, tự tử vì áp lực, vì nhiều bế tắc, kìm nén, dồn nén mà không thể chia sẻ được với cha mẹ vì cha mẹ không có khả năng lắng nghe nên không thể hiểu con. Cha mẹ đó có thể là chính chúng ta, là tôi và bạn, đôi khi chúng ta nghĩ mình đã hiểu con nhưng thật ra chúng ta chưa hiểu con mình.

Khi không biết lắng nghe bằng trái tim thì cơ thể bạn và tôi đều sẽ bị bệnh, truyền thông và kết nối giữa bạn và người thân, đồng nghiệp, mọi người sẽ bị bế tắc, bạn sẽ gây đau khổ cho bạn và những người thân yêu của bạn.

Như bạn thấy trong các gia đình ngày nay khả năng lắng nghe của vợ với chồng, cha/mẹ với con cái, anh/chị với em,….là rất kém, chúng ta không thể lắng nghe nhau, điển hình bạn thấy thời gian gia đình sum họp mà có thể nói chuyện vui vẻ, hòa đồng là chuyện hiếm hoi, con cái, bạn, và bạn đời của bạn cùng nhìn về tivi, cùng nhìn vào điện thoại, cùng nhìn vào chén rượu, nếu không có chén rượu là không thể nói chuyện được với nhau vì chúng ta không thể lắng nghe nhau.

Lắng nghe bằng trái tim là chúng ta lắng nghe mà không phán xét, không phân tích đúng sai, không lên án, không chỉ trích, không dạy đời, lên lớp, không chứng tỏ mình là người hiểu biết, không thể hiện mình, không phê bình, bình phẩm, không giả vờ lắng nghe mà dùng trái tim lắng nghe để giúp mình hoặc người kia bớt khổ, tự giúp mình và giúp người kia tháo gỡ quả bom sắp nổ, tháo gỡ những kìm nén, dồn nén, bế tắc, áp lực, cảm xúc mạnh, giọt nước tràn li… để có bình an hơn, hạnh phúc hơn.

Con người chúng ta ngày càng hiểu nhau ít hơn, không biết cách lắng nghe nhau và chính vì hiểu nhau ít hơn, thậm chí không hiểu gì về chính mình cũng như những người thân yêu của mình nên chúng ta vẫn là những hòn đảo cô đơn. Chúng ta mất kết nối, truyền thông với ba mẹ mình, anh em mình, với mọi người, chúng ta càng cô đơn hơn, chúng ta hướng vào màn hình điện thoại, hướng vào tivi, truyền hình nhiều hơn, mặc dù chúng ta có tận 2 đến 3 cái điện thoại, máy tính bảng, các thiết bị có thể liên lạc, chưa bao giờ con người có nhiều phương tiện để liên lạc kết nối như ngày nay nhưng nhiều gia đình cha con, mẹ con, anh em, chị em vẫn không thể trò chuyện được với nhau, không thể nói chuyện truyền thông được với nhau, vì chúng ta không hiểu nhau, chúng ta không biết lắng nghe nhau, chúng ta mất kết nối, chúng ta trang bị cho mình một vỏ bọc rất dày, rất khó chịu, chúng ta không giám là chính mình, chúng ta càng cô đơn hơn. Không thể lắng nghe nhau, không thể hiểu nhau, nên chúng ta thương sai cách và chúng ta gây đau khổ cho nhau hơn là mang lại bình an cho nhau. Chúng ta trốn tránh nhau trong những cuộc nói chuyện, chúng ta phải lạm dụng chén rượu, chén bia để có thể trò chuyện được với nhau, nên trong nhiều gia đình bữa ăn nào cũng phải có chén rượu, cốc bia thì mới có thể trò chuyện, mới có thể cởi bỏ lớp bỏ vọc, mới có thể kết nối, hiểu và thương nhau hơn, tự tin giao tiếp với nhau hơn.

Trong bài viết này tôi xin phép chia sẻ 3 cái lắng nghe mà chúng ta cần lắng nghe bằng trái tim:

  1. Lắng nghe chính mình

Lắng nghe chính mình này tôi cũng đã làm bài viết và cũng đã viết bài rồi bạn có thể xem lại bài viết lắng nghe chính mình trên kênh youtube của tôi và có thể đọc bài viết lắng nghe chính mình trên webiste của tôi, thông tin tôi sẽ để ở phần mô tả của bài viết này. Và trong bài viết này tôi vẫn xin phép chia sẻ lại lắng nghe chính mình nhưng ở cấp độ sâu hơn, dễ hiểu hơn.

Vì không có thời gian lắng nghe chính mình nên chúng ta rất khổ, bế tắc, và cơ thể chúng ta bị bệnh nặng. Bệnh cả tâm và thân.

Trong lắng nghe chính mình có 2 cái chúng ta cần lắng nghe đó là lăng nghe thân (tức là lắng nghe cơ thể mình) cái thứ 2 là lắng nghe tâm mình.

Chúng ta phải thật chậm lại để lắng nghe cơ thể mình, lắng nghe lá gan, trái tim, thận, bao tử, đôi mắt, cổ họng, đôi tai, mũi, …v.v. Có thể lá gan đang cầu cứu bạn vì bạn đã uống bia rượu quá nhiều, cổ họng đang cầu cứu bạn vì bạn đã uống nhiều nước đá, trái thận của bạn đang cầu cứu bạn vì bạn nhịn tiểu quá nhiều, uống nhiều bia rượu, lá phổi đang cầu cứu bạn vì bạn đã hút quá nhiều thuốc lá, bộ não của bạn đang cầu cứu bạn vì bạn đã lạm dụng quá nhiều chất kích thích như ma túy để phá hủy nó.

Cơ thể của chúng ta đang cầu cứu bạn và tôi vì chúng ta có thể quá ít vận động, thể dục, chúng ta ngồi quá nhiều, chúng ta ăn quá nhiều, chúng ta ăn quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, cơ thể cầu cứu vì chúng ta ngủ quá ít, căng thẳng quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều, lo sợ quá nhiều nên các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đang phải gánh chịu quá tải, quá sức của nó dẫn đến nó bệnh.

Khi bạn chậm lại để lắng nghe thân thể thì bạn sẽ hiểu được đúng về thân thể mình, khi hiểu được về thân thể mình thì bạn mới yêu nó, thương nó đúng cách, mà không gây hại cho nó.

Ví dụ trái thận bạn cầu cứu, nó đang bệnh, nó đang ốm, nó làm cho bạn đau, mệt mỏi thì bạn sẽ thương trái thận bạn và bạn sẽ không nhịn tiểu, bạn sẽ hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác để rồi làm cho trái thận phải làm việc quả tải để lọc,…

Hay lá phổi bạn đang cầu cứu vì bạn hút thuốc quá nhiều, nó đang đen dần, bệnh nặng, thì bạn có thể thương và bảo vệ nó bằng cách hút ít thuốc hoặc bỏ thuốc lá, thuốc lào hay bạn hay để cơ thể nhiệm lạnh làm tổn thương phổi thì mỗi khi ra ngoài, đi đường chạy xe máy bạn sẽ mặc ấm hơn, giữ kín phần cổ. Bạn sẽ biết mang khẩu trang, dụng cụ, thiết bị chống bụi để bạn không hít phải khói bụi ô nhiễm, hay bạn uống ít bia rượu lại.

Cơ thể chúng ta nó đang cầu cứu vì chúng ta quá ít vận động thì chúng ta sẽ bảo vệ nó, thương nó bằng cách tập gym, đi bộ, chạy bộ, cầu lông, đá bóng, hay là tìm một môn thể thao nào đó,…

Hoặc bao tử chúng ta đang cầu cứu vì chúng ta ăn uống quá thất thường, nhịn ăn, bỏ bữa quá nhiều, chúng ta làm việc quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều dẫn đến quá căng thẳng dẫn đến chúng ta bị trào ngược dạ dày, bao tử bị tổn thương….khi thật sự chậm lại lắng nghe nó thì chúng ta sẽ thương nó, bảo vệ nó bằng cách thay đổi lối sống, chúng ta ăn đúng giờ hơn, ăn đúng bữa hơn, chúng ta ăn uống lành mạnh hơn, chúng ta vận động, làm mới mình mới ngày, chúng ta hạn chế café, rượu bia,…để tích cực hơn, ăn ngon ngủ ngon hơn.

Cho nên chỉ khi chúng ta chậm lại để lắng nghe cơ thể mình thì mình mới thật sự thương nó đúng cách, còn khi không lắng nghe không hiểu nó thì càng thương nó thì chúng ta càng thương sai cách thì càng hại nó và nó sẽ càng bệnh, hoặc chúng ta không lắng nghe nó nên chúng ta không hiểu nó thì mình càng bỏ bê nó thì nó càng bệnh, chúng ta bỏ bê nó nên chúng ta uống rất nhiều rượu bia, chất kích thích café, thuốc lá, ma túy,…chúng ta phá hủy nó mỗi ngày, chúng ta ăn uống thất thường, làm quá sức, thức đêm, ngủ quá ít….chúng ta đưa vào cơ thể rất nhiều độc tố.

Cơ thể chúng ta như một cỗ máy, xe cộ nó cần được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, kiểm tra thường xuyên, nó cần được nghỉ ngơi, làm mới, bảo vệ, chăm sóc,…chúng ta đừng bắt nó làm việc quá tải quá nhiều, chúng ta đừng bắt nó tiếp nhận, phá hủy nó bằng rượu bia, chất kích thích quá nhiều, hay dùng ma túy để phá hủy, hủy hoại nó, thì đến 1 lúc nó như một cỗ máy hỏng không thể vận hành, hoạt động tiếp được nữa.

Đôi khi vì chúng ta không chậm lại hoặc không biết cách lắng nghe cơ thể mình nên mình để cho mình căng thẳng quá nhiều, lo lắng quá nhiều, bất an quá nhiều nên không chỉ bao tử mà mọi cơ quan như tim mạch, thận, phổi, gan,…đã bị tổn thương, cần được thư giãn, cần được nghỉ ngơi, cần được có thời gian để chúng làm mới, hồi phục, chữa lành. Hay là những ung thư cũng vậy, do chúng ta đã phá hủy nó, không lắng nghe nó, chúng ta đưa vào cơ thể rất nhiều độc tố, nhiều chất độc, nhiều căng thẳng, lo lắng để rồi nó bệnh nặng không thể cứu chữa.

Chỉ khi bạn và tôi hiểu được thân (cơ thể) của mình để cơ thể mình được chữa lành, những cơ quan trong cơ thể đang bị tổn thương, đang bị bệnh được chúng ta để ý và quay về chăm sóc nó, chữa lành cho nó bằng cách chúng ta cân chỉnh chế độ ăn uống, thư giãn, cân bằng công việc, nghỉ ngơi, vận động, hạn chế rượu bia, chất kích thích ma túy,…để nó được nghỉ ngơi, được hồi phục, được chăm sóc. Thì cơ thể mình mới không bị bệnh, tức thân mình không bị bệnh.

Và cái lắng nghe thứ 2 trong lắng nghe chính mình đó là lắng nghe tâm của mình.

Vì không biết lắng nghe tâm mình nên chúng ta đang bị trầm cảm, tuyệt vọng, lo sợ, lo âu, bất mãn, bế tắc, chúng ta chạy trốn bằng rượu bia, ma túy, chúng ta tự hủy hoại mình.

Chúng ta có một em bé trong chúng ta đang bị tổn thương có thể quá khứ khi còn nhỏ chúng ta bị bạo hành, hay tuổi thơ chúng ta thiếu thốn tình cảm, mất người thân chúng ta bị sốc, bị mất cân bằng, hay chúng ta chứng kiến bạo hành bạo lực trong gia đình, hay chúng ta bị xâm hại tình dục khi còn bé hoặc trong quá khứ nên chúng ta mang những tổn thương đó, mặc cảm đó, đau khổ đó, đứa bé tổn thương đó và chúng ta dày vò mình, chúng ta ghét bỏ mình, chúng ta đấu đá, dằng xé trong nội tâm để rồi chúng ta tự hành hạ thân thể, hủy hoại thân thể, hay lạm dụng chấy kích thích, ma túy để chạy trốn để cảm thấy an toàn, hay những cảm xúc mạnh trong ta đang cầu cứu, đang cần ta lắng nghe nó, chăm sóc nó thì ta lại đi phán xét cảm xúc mạnh, những cảm xúc tiêu cực trong ta, làm nội tâm ta đấu đá, ta ghét bỏ mình, ghét bỏ những cảm xúc tiêu cực, những lỗi lầm trong quá khứ, ta tự làm khổ mình.

Cho nên chúng ta cần dùng trái tim để quán chiếu, để nhìn sâu, lắng nghe sâu những cơ quan, nội tạng trong ta, cơ thể ta. Lắng nghe cả những khổ đau, những bế tắc, những căng thẳng trong ta để làm dịu nó, chăm sóc nó. Chúng ta thật chậm lại để quán chiếu, nhìn sâu vào những tổn thương, vào em bé tổn thương trong ta để chăm sóc nó, ôm ấp nó như người mẹ khi thấy con khóc thì người mẹ không cần biết con khóc vì lý do gì và việc đầu tiên là người mẹ bế em bé vào lòng, ôm ấp, vuốt ve con của mình, bằng tình thương, sự ấm ấp làm cho đứa con ngừng khóc, sau đó người mẹ mới kiểm tra vì sao con khóc, nếu bỉm chặt quá thì gỡ bỉm thì chúng ta cũng chậm lại để ôm ấp những khổ đau, những tổn thương, những tiêu cực, đứa bé tổn thương trong chúng ta và chúng ta đừng chạy trốn, bỏ bê nó và đừng vội phán xét, lên án, ghét bỏ nó, chúng ta ôm ấp nó như người mẹ ôm ấp khi con của mình khóc thì chúng ta sẽ được chữa lành.

Và cũng như lắng nghe những căng thẳng, những bế tắc, những đấu tranh trong bạn để đơn giản hóa nó, để dành thời gian thư giãn, ngừng phán xét, đánh giá chính mình, ngừng ghét bỏ mình, giống như việc bạn đã có con thì dù con bạn như thế nào bạn cũng yêu con bạn, bạn không phán xét, lên án, chỉ trích, ghét bỏ con mình, khi con tập đi, nói chậm, vấp ngã bạn cũng yêu nó, không phán xét con bạn, không ghét bỏ con của bạn, luôn tha thứ, bao dung cho nó, không so sánh nó, khi bạn phán xét, đánh giá, lên án, ghét bỏ, chối bỏ con bạn thì con bạn sẽ khổ đau, đau buồn, tủi thân, tương tự cũng vậy chúng ta cũng chậm lại để lắng nghe những tâm tư, những cảm xúc, những đấu đá nội tâm trong bạn để quay về chăm sóc nó, ôm ấp nó, ngừng phép xét, đánh giá, lên án nó, mỉm cười với nó, ngừng so sánh mình với ai đó…vì khi mình còn đánh giá mình,ghét bỏ các cảm xúc mạnh, tiêu cực của mình, phán xét chính mình, chạy trốn chính mình thì bạn còn đau khổ, còn bế tắc, tức tâm còn bệnh thì bạn không thể có hạnh phúc và tâm bệnh thì thân sẽ bệnh. Cũng như thân bệnh thì tâm sẽ bệnh. Và khi bạn bắt mình phải hoàn hảo, so sánh bạn với ai đó, ghét bỏ, căm thù chính bản thân bạn thì bạn sẽ đau khổ, sẽ tiêu cực, sẽ có xu hướng làm khổ chính mình, dằn vặt, tuyệt vọng, chán ghét, và có xu hướng chạy trốn chính mình bằng rượu bia, ma túy…

Nên chúng ta hãy học cách đón nhận, tha thứ bao dung cho chính mình, dù chúng ta đã có những lỗi lầm, những sai lầm trong quá khứ, hay chúng ta chưa hoàn hảo, chưa được như kỳ vọng quá cao do chính mình tự đặt ra hoặc do người thân kỳ vọng vì những sai lầm đó, những quá khứ đó nó sẽ là nền móng để bạn trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn, bình an hơn, cho nên chúng ta hãy học cách cảm ơn những khó khăn đó, những sai lầm đó vì nó cho chúng ta bài học, giúp chúng ta tốt hơn phiên bản cũ, và cảm ơn cả chính mình vì nó đã làm hết mình rồi, nó đã cố gắng thoát ra khỏi vùng an toàn, vùng thoải mãi rồi.

Hay là chúng ta chậm lại và lắng nghe tâm mình nhiều hơn thì có thể tâm của chúng ta sẽ báo cho chúng ta biết, và có thể nó đang cầu cứu vì chúng ta đã xem, đọc, nghe những độc tố trên internet, trên tivi, trên điện thoại, hoặc thông qua trò chuyện chúng ta đã đưa vào tâm rất nhiều độc tố, rất nhiều ô nhiễm, rác rến, nhiều bạo động, nhiều virus, nhiều thèm khát làm cho tâm mình nó bị trầm cảm, bị ô nhiễm, bất an, lo lắng, căng thẳng, tuyệt vọng,…

Khi bạn yêu được chính mình, tha thứ bao dung cho chính mình thì bạn mới yêu, tha thứ, bao dung cho người khác được, khi bạn còn đánh giá, phán xét, lên án, ghét bỏ chính mình thì bạn sẽ phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, và có xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực của người khác thì vì nhìn vào mặt tích cực của họ.

Khi đã biết cách lắng nghe chính mình, hiểu chính mình tức hiểu cả về thân và tâm của mình thì bạn mới biết cách yêu chính mình đúng cách, chúng ta sẽ thay đổi lối sống, ăn uống, vận động, làm việc để cơ thể khỏe mạnh hơn, chúng ta trân trọng chính mình dù nó không hoàn hảo, không hoàn mỹ, chúng ta sẽ yêu nó vô điều kiện thay vì có điều kiện phải làm được cái này, phải làm được cái kia để rồi mình phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, chạy trốn, ghét bỏ chính mình. Và chúng ta biết nên đưa gì vào cho thân và tâm để nó khỏe mạnh, chúng ta biết nên xem gì, đọc gì nghe gì, nhìn gì khi chúng ta lên internet, khi chúng ta xem truyền hình, tivi, điện thoại để đưa vào tâm những gì tươi mát, thiện lành, bình an và mình sẽ chấp nhập chính mình như nó đang là, tức là nó như thế nào chúng ta vẫn lắng nghe nó, tôn trọng nó, chấp nhận nó, thương yêu nó, bảo vệ nó như cách chúng ta yêu con cái, bố mẹ của mình dù họ không hoàn hảo, dù họ như thế nào.

Chúng ta có thể đọc thêm sách, học thêm những điều mới để nuôi dưỡng tâm, phát triển bản thân, phát triển trí tuệ, tập luyện thể dục để chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.

Bạn càng lắng nghe thân và tâm mình tốt bao nhiêu thì bạn càng thương yêu nó bấy nhiêu, và biết cách bảo vệ chăm sóc nó tốt bấy nhiêu. Như việc một người mẹ chăm con, nuôi con họ phải rất hiểu con, họ hiểu từng tí một, cái nào tốt, cái nào không tốt cho con, đặc biệt là khi con của họ còn bé.

Chúng ta hãy học cách của người mẹ đó và áp dụng để lắng nghe thân và tâm mình, chính mình để hiểu nó hơn.

Chỉ khi bạn lắng nghe được chính mình như tôi vừa chia sẻ trên thì bạn mới có khả năng lắng nghe người khác.

  1. Lắng nghe người khác bằng trái tim để giúp họ:

Khi chúng ta biết lắng nghe được niềm đau nỗi khổ của chính mình, của cơ thể mình thì mình mới lắng nghe được người khác.

Như ở trên tôi đã nói chúng ta lắng nghe bằng trái tim, chúng ta dùng trái tim từ bi, chúng ta dùng trái tim không thành kiến, không phán xét để lắng nghe để giúp người khác bớt khổ, giúp họ tháo gỡ quả bom sắp nổ, lắng nghe những bế tắc, kìm nén, dồn nén, giọt nước đang làm tràn ly, những tiêu cực trong người thân hay trong mọi người.

Đã bao giờ bạn kể cho ai đó, một người duy nhất nghe câu chuyện mà bạn không thể nói được với ai khác không? Có bao giờ bạn tìm được một người có thể lắng nghe những tâm tư, những điều thầm kín, những bế tắc, những xáo trộn trong tâm, những kìm nén để rồi bạn khóc như mưa, sau đó bạn thấy nhẹ người, thấy hạnh phúc hơn không? Tôi tin là có rồi đúng không bạn? Thì đấy là bạn đã tìm được người bạn thật sự, một người bạn có khả năng lắng nghe bằng trái tim.

Khi kể cho người đó nghe những bế tắc, những điều sâu thẳm, những cảm xúc rất tiêu cực, những dồn nén nhưng bạn không sợ hãi, bạn được là chính mình, bạn nói ra tất cả nhưng cũng rất an tâm vì mình tin tưởng người đó, và người đó thật sự có khả năng lắng nghe bằng trái tim.

Để tôi lấy cho bạn một số ví dụ mà tôi đã lắng nghe bằng trái tim để giúp ba mẹ anh em, khách hàng, mọi người.

Ví dụ rất nhiều lần mẹ tôi gọi cho tôi để tâm sự những dồn nén, những kìm nén, bế tắc, cảm xúc mạnh, những quả bom sắp nổ… có những cuộc điện thoại cứ 20 phút tắt 1 lần vì tôi đăng ký, cứ lặp lại như vậy trong cả tiếng đồng hồ hoặc hơn mà tôi chỉ nói một vài từ “dạ” “ho một vài tiếng” để mẹ biết tôi còn lắng nghe, tôi chỉ lắng nghe với mục đích là giúp mẹ giải tỏa những cảm xúc mạnh, để cho mẹ được nói nặng lời, được khóc khi nói về một người nào đó mà mẹ nghĩ họ đã làm mẹ buồn, bực, mẹ được là chính mẹ…. chứ tôi không lắng nghe để phân tích đúng sai, cũng không nói mẹ cái này đúng, cái này sai, cũng không lên án, phán xét mẹ dù mẹ nói nặng, hay mẹ nói bất cứ điều gì, hành xử như thế nào với ai đó khi mẹ tôi kể câu chuyện về một người nào đó mà mẹ nghĩ là họ đã làm cho mẹ bực, làm cho mẹ khổ, tôi cũng không đánh giá, phân tích, phán xét mẹ…cứ như vậy sau cuộc nói chuyện mẹ dần bình ổn và giải tỏa được cảm xúc mạnh, những dồn nén, những bế tắc, những quả bom sắp nổ được tháo gỡ. và cứ lặp đi lặp lại thỉnh thoảng tôi cứ gọi về định kỳ để hỏi thăm, để khơi gợi cho mẹ nói ra hết những dồn nén, bế tắc, căng thẳng, cảm xúc tiêu cực….

Còn sau khi mẹ tôi đã được giải tỏa, được tháo gỡ, bớt khổ rồi hôm sau mẹ vui vẻ lại, bình tĩnh lại, lý trí được rồi thì nếu tôi thấy hôm đó mẹ nói về bố, về anh em, về ai đó mà mẹ nghĩ họ làm cho mẹ khổ, mẹ buồn, bực….nếu tôi thấy mẹ sai gì đó, hoặc hiểu lầm gì đó thì tôi mới gọi lại phân tích cho mẹ nhưng chỉ với mong muốn mẹ hiểu người đó, dùng ngôn từ hòa ái, thương yêu, nhẹ nhàng để phân tích cho mẹ, chứ không phải để dạy đời, hay phê phán, chỉ trích mẹ.

Thì tôi cũng áp dụng với tất cả mọi người như vậy. Hay khi tôi lắng nghe em trai tôi cũng vậy, tôi rất thương em trai nên tôi cũng nghe bằng trái tim, không phán xét, không lên án em trai, không đánh giá, không chỉ trích, chỉ nghe để em được giải tỏa, được tháo gỡ kìm nén, dồn nén,…những bế tắc. Và tôi biết tôi cũng có thể học hỏi được nhiều từ em trai tôi khi tôi lắng nghe nhiều, lắng nghe ở đây không có nghĩa là chúng ta gọi điện, nói chuyện trực tiếp mà chúng ta có thể nhắn tin, vì có nhiều chuyện mọi người thích nhắn tin sẽ dễ chia sẻ hơn, dễ bộc bạch hơn, thổ lộ dễ hơn.

Và tôi cũng áp dụng như vậy với anh trai tôi, và tất cả mọi người.

Hay là tôi cũng đã lắng nghe câu chuyện của một chị từ nhỏ bị người cha bạo hành rất nhiều, đánh đập rất nhiều, người cha nghiện rượu và mỗi lần say rượu về là đánh đập vợ con, rồi người cha của chị này thì xem chị như một công cụ để xả stress, xả những bực tức, những kìm nén, không xem chị như một người con, không tôn trọng chị và chị bị ám ảnh, rất hận cha, rất nhiều lần muốn tự tử, muốn từ mặt người cha…và tôi cũng đã lắng nghe chị bằng trái tím không thành kiến, không phán xét, không lên án, không phân tích đúng sai….. và sau đó tôi đã giúp chị chữa lành những tôi tổn thương và hàn gắn được với người cha.

Có rất nhiều câu chuyện của rất nhiều khách hàng, rất nhiều gia đình mà tôi đã giúp họ tháo gỡ, gỡ bom cho họ, giúp họ gỡ bom cho người chồng, hay người vợ, hay con cái của họ, giúp họ truyền thông, kết nối, hàn gắn. Trong những bài viết sau tôi sẽ chia sẻ những câu chuyện thực tế tôi đã tư vấn.

Từ hôm nay bạn thử áp dụng đối với chính bạn, và áp dụng cho những người thân.

Bạn hãy dành một khoảng thời gian định kỳ nào đó để nói chuyện với ba mẹ, anh em, hay con cái, hay người bạn đời của bạn và bạn thử thực hành lắng nghe bằng trái tim để hiểu con bạn, vợ, chồng, cha mẹ, anh em của bạn, hay một ai đó mà bạn yêu thương, bạn thực tập từ những người bạn yêu nhất. Tin tôi đi những người thân yêu của bạn có thể đang rất khổ, đang rất bế tắc, đang có quả bom sắp nổ, những kìm nén, dồn nén, đang sắp trầm cảm, đang bế tắc, đang rất cần một người có thể lắng nghe bằng trái tim để gỡ nó, tháo gỡ nó, giải tỏa nó. Hay chính trong bạn cũng có những bế tắc đó, quả bom nó bạn hãy học cách trên để quay về với chính mình.

  1. Lắng nghe người khác nói về mình để giúp mình và giúp họ:

Có bao giờ bạn nghe câu: “em có thể gọi điện nói cho người đó giúp anh được không? Vì anh không giám nói với họ, anh sợ họ nổi nóng, giận, sợ họ hiểu sai?”

Tức là một người không có khả năng lắng nghe khi ai đó nói điều không tốt hoặc hiểu lầm về chính mình. Có bao giờ trong gia đình bạn có một người rất nóng tính, hoặc dễ bị tổn thương nên mọi người không giám nói chuyện sợ nói sai, sợ hiểu nhầm, sợ bị tấn công, sợ đi gây chuyện,… những người này cũng cần học cách lắng nghe theo 2 cái trên để chúng ta bình tĩnh, bình tâm, dùng trái tim để lắng nghe mọi người nói về mình để mọi người có thể kết nối với mình, truyền thông với mình, con người ai cũng có nhu cầu kết nối, thương yêu, hiểu và được hiểu nên khi bạn hay tôi không có khả năng để lắng nghe ai đó góp ý, nói ý kiến của họ về mình thì mình đang cắt đứt sợi dây gắn kết, kết nối, truyền thông. Mình làm cho nó bị tắc nghẽn nên dẫn đến bị bế tắc mà mình khổ và những người thân của mình cũng khổ.

Hệ lụy rất lớn khi chúng ta không có khả năng lắng nghe ai đó nói về chính mình.

Ví dụ: khi mình nói một câu gì đó dù không cố ý có thể do lúc đó mình mệt quá, căng thẳng quá, hoặc mình hiểu sai về người đó nên mình đã nói rất nặng với người đó. Sau đó người đó vì câu nói đó mà mất ăn mất ngủ, rất buồn, rất giận, rất bực, kìm nén mà không giám nói với ta, không giám hỏi ta vì sau ta đã nói họ như vậy, chửi họ như vậy, xúc phạm với họ như vậy thì đấy ta vô tình làm cho người thân của mình khổ, và dễ bị bệnh cũng như họ tạo khoảng cách với ta, khi gặp ta họ thu mình lại, có ác cảm với ta, ta mất đi sự kết nối, sự truyền thông.

Hay khi người thân, bạn bè muốn góp ý cho ta nhưng vì ta không có khả năng lắng nghe nên họ sợ ta giận, ta nổi nóng…. Và vô vàn hệ lụy khác.

Hi vọng bạn học được bài học nào đó qua bài viết này để bạn tự giúp mình và giúp người thương của bạn.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *