Vì không có thời gian lắng nghe chính mình nên chúng ta rất khổ, bế tắc, và cơ thể chúng ta bị bệnh nặng. Bệnh cả tâm và thân.

Vì sao lại như vậy?

Vì không có thời gian lắng nghe chính mình nên nhiều khi cơ thể ta nó đang phát ra tín hiệu cầu cứu, ví dụ lá gan ta đang cầu cứu vì mình đã uống rượu bia quá nhiều, thận ta cũng cầu cứu vì mình đã nhịn tiểu, đã uống ít nước, đã để cơ thể căng thẳng quá nhiều, đã uống rượu bia quá nhiều.

Lá phổi ta cầu cứu vì ta đã hút thuốc lá quá nhiều, chúng ta làm việc trong môi trường quá độc hại.

Rồi dạ dày, bao tử ta cũng đang cầu cứu vì ta bỏ ăn, ăn uống thất thường, hay chúng ta để cho mình căng thẳng quá nhiều, lo lắng quá nhiều, bất an quá nhiều nên không chỉ bao tử mà mọi cơ quan như tim mạch, thận, phổi, gan,…đã bị tổn thương, cần được thư giãn, cần được nghỉ ngơi, cần được có thời gian để chúng làm mới, hồi phục, chữa lành.

Hay cơ thể đang cầu cứu vì ta đang lười vận động, chế động ăn uống của ta thất thường, ngủ nghỉ thất thường.

Hay em bé tổn thương trong ta, những cảm xúc mạnh trong ta đang cầu cứu, đang cần ta lắng nghe nó, chăm sóc nó thì ta lại đi phán xét cảm xúc mạnh, những cảm xúc tiêu cực trong ta, làm nội tâm ta đấu đá, ta ghét bỏ mình, ghét bỏ những cảm xúc tiêu cực, những lỗi lầm trong quá khứ, ta tự làm khổ mình.

Tâm ta đang bị bệnh đang trầm cảm, tuyệt vọng, chán ghét, ghét bỏ bản thân vì chúng ta đã liên tục phán xét, đánh giá, lên án nó mỗi khi nó làm sai, mỗi khi nó không được như kỳ vọng.

Cho nên chúng ta cần dùng trái tim để quán chiếu, để nhìn sâu, lắng nghe sâu những cơ quan, nội tạng trong ta, cơ thể ta. Lắng nghe cả tâm mình, và những khổ đau, những bế tắc, những tổn thương trong quá khứ, những căng thẳng trong ta để làm dịu nó, chăm sóc nó, chữa lành cho nó.

Và lắng nghe chính mình là lắng nghe quan trọng nhất vì chỉ khi bạn thương được chính mình, hiểu được chính mình, hiểu được cơ thể mình, tâm của mình để cơ thể mình được chữa lành, những cơ quan trong cơ thể đang bị tổn thương, đang bị bệnh được chúng ta để ý và quay về chăm sóc nó, chữa lành cho nó bằng cách chúng ta cân chỉnh chế độ ăn uống, thư giãn, cân bằng công việc, nghỉ ngơi, vận động, hạn chế rượu bia, chất kích thích ma túy,…để nó được nghỉ ngơi, được hồi phục, được chăm sóc.

Và cũng như lắng nghe những căng thẳng, những bế tắc, những đấu tranh trong bạn để đơn giản hóa nó, để dành thời gian thư giãn, ngừng phán xét, đánh giá chính mình, ngừng ghét bỏ mình, giống như việc bạn đã có con thì dù con bạn như thế nào bạn cũng yêu con bạn, bạn không phán xét, lên án, chỉ trích, ghét bỏ con mình, khi con tập đi, nói chậm, vấp ngã bạn cũng yêu nó, không phán xét con bạn, không ghét bỏ con của bạn, luôn tha thứ, bao dung cho nó, không so sánh nó, khi bạn phán xét, đánh giá, lên án, ghét bỏ, chối bỏ con bạn thì con bạn sẽ khổ đau, đau buồn, tủi thân, tương tự cũng vậy chúng ta cũng chậm lại để lắng nghe những tâm tư, những cảm xúc, những đấu đá nội tâm trong bạn để quay về chăm sóc nó, ôm ấp nó, ngừng phép xét, đánh giá, lên án nó, mỉm cười với nó, ngừng so sánh mình với ai đó…

Vì khi mình còn đánh giá mình,ghét bỏ các cảm xúc mạnh, tiêu cực của mình, phán xét chính mình, chạy trốn chính mình thì bạn còn đau khổ, còn bế tắc, tức tâm còn bệnh thì bạn không thể có hạnh phúc và tâm bệnh thì thân sẽ bệnh. Cũng như thân bệnh thì tâm sẽ bệnh.

Và khi bạn bắt mình phải hoàn hảo, so sánh bạn với ai đó, ghét bỏ, căm thù chính bản thân bạn thì bạn sẽ đau khổ, sẽ tiêu cực, sẽ có xu hướng làm khổ chính mình, làm khổ những người thân yêu của bạn, bạn sẽ dằn vặt, tuyệt vọng, chán ghét, và có xu hướng chạy trốn chính mình bằng rượu bia, ma túy…

Nên chúng ta hãy học cách đón nhận, tha thứ bao dung cho chính mình, dù chúng ta đã có những lỗi lầm, những sai lầm trong quá khứ, hay chúng ta chưa hoàn hảo, chưa được như kỳ vọng quá cao do chính mình tự đặt ra hoặc do người thân kỳ vọng.

Vì những sai lầm đó, những quá khứ đó nó sẽ là nền móng để bạn trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, vững chãi hơn, bình an hơn, làm được những việc lớn lao hơn cho nên chúng ta hãy học cách cảm ơn những khó khăn đó, những sai lầm đó vì nó cho chúng ta bài học, giúp chúng ta tốt hơn phiên bản cũ, và cảm ơn cả chính mình vì nó đã làm hết mình rồi, nó đã cố gắng thoát ra khỏi vùng an toàn, vùng thoải mãi rồi.

Khi bạn yêu được chính mình, tha thứ bao dung cho chính mình thì bạn mới yêu, tha thứ, bao dung cho người khác được, khi bạn còn đánh giá, phán xét, lên án, ghét bỏ chính mình thì bạn sẽ phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, và có xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực của người thân, con cái và của tất cả mọi người thay vì nhìn vào mặt tích cực của họ.

Khi đã biết cách lắng nghe chính mình, hiểu chính mình thì bạn mới biết cách yêu chính mình đúng cách, chúng ta sẽ thay đổi lối sống, ăn uống, vận động, làm việc để cơ thể khỏe mạnh hơn, chúng ta trân trọng chính mình dù nó không hoàn hảo, không hoàn mỹ, chúng ta sẽ yêu nó vô điều kiện thay vì có điều kiện phải làm được cái này, phải làm được cái kia để rồi mình phán xét, lên án, chỉ trích, chà đạp, chạy trốn, ghét bỏ chính mình khi nó không như kỳ vọng.

Mình sẽ chấp nhập chính mình như nó đang là, tức là nó như thế nào chúng ta vẫn lắng nghe nó, tôn trọng nó, chấp nhận nó, thương yêu nó, bảo vệ nó như cách chúng ta yêu con cái, bố mẹ của mình dù họ không hoàn hảo, dù họ như thế nào.

Chúng ta có thể đọc thêm sách, học thêm những điều mới để nuôi dưỡng tâm, phát triển bản thân, phát triển trí tuệ, tập luyện thể dục để chăm sóc cơ thể mình tốt hơn.

Bạn càng lắng nghe cơ thể mình tốt bao nhiêu thì bạn càng thương yêu nó bấy nhiêu, và biết cách bảo vệ chăm sóc nó tốt bấy nhiêu. Như việc một người mẹ chăm con, nuôi con họ phải rất hiểu con, họ hiểu từng tí một, cái nào tốt, cái nào không tốt cho con, đặc biệt là khi con của họ còn bé, và dù con họ như thế nào họ vẫn thương con, dù ngoài kia ai đó nói không tốt về con, nhìn nhận mặt tiêu cực của con thì trong mắt người mẹ thì con họ vẫn đáng yêu, vẫn bảo vệ con hết mình, họ vẫn tha thứ, bao dung với con mình, động viên con hết mình. Khi con tập đi vấp ngã thì người mẹ vẫn động viên, vẫn khen con để con đứng lên, không phán xét, đánh giá, chỉ trích con.

Chúng ta hãy học cách của những người mẹ và áp dụng để lắng nghe cơ thể mình, chính mình để hiểu nó hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này chúc bạn mọi điều tốt lành!

Toàn bộ nội dung bài và hình ảnh của blog, video trên kênh youtube (trừ nội dung có nguồn trích dẫn) đều thuộc bản quyền của Nguyễn Thúc Dũng.

Bạn đọc/xem xong nếu thấy hay có thể chia sẻ bài viết bằng cách nhấn nút “chia sẻ” (share) trên website/Facebook fanpage của Nguyễn Thúc Dũng, copy đường link dẫn đến bài viết, share trên Facebook cá nhân… Tuy nhiên, mọi hình thức đăng tải lại (quá 25% toàn văn bài viết) hoặc trích dẫn nguồn không rõ ràng (không để tên blog, tác giả, và không kèm link gốc) với mọi mục đích, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tôi.

Mọi thông tin trao đổi, cộng tác, xin vui lòng gửi tới địa chỉ email: coachdungnguyen@gmail.com.

Xin cám ơn!

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *